Áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu đối với thiết bị y tế có bao nhiêu hãng sản xuất?
- Áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu đối với thiết bị y tế có bao nhiêu hãng sản xuất?
- Căn cứ vào đâu để thực hiện việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế?
- Ai có trách nhiệm phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo hình thức đàm phán giá?
Áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu đối với thiết bị y tế có bao nhiêu hãng sản xuất?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá
1. Thuốc được đưa vào danh mục phải đáp ứng một trong các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
a) Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố;
b) Thuốc chỉ có 01 hoặc 02 hàng sản xuất theo dạng bào chế (riêng vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo thành phần vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin).
2. Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được đưa vào danh mục phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
a) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
b) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hàng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng.
Như vậy, theo các quy định trên thì thiết bị y tế chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng và được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam thì được áp dụng hình thức đàm phán giá để thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu đối với thiết bị y tế có bao nhiêu hãng sản xuất? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để thực hiện việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Phương án đàm phán giá
...
2. Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm căn cứ vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau đây:
a) Giá trúng thầu của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá (nếu có);
b) Thời gian lưu hành tại Việt Nam;
c) Thông tin về giá trị của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);
d) Giá trị và số lượng kế hoạch của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá;
đ) Giá tham khảo của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);
e) Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá của tổ chuyên gia;
g) Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
...
Như vậy, căn cứ để xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế dựa vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau:
(1) Giá trúng thầu của thiết bị y tế (nếu có);
(2) Thời gian lưu hành tại Việt Nam;
(3) Thông tin về giá trị của thiết bị y tế đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);
(4) Giá trị và số lượng kế hoạch của thiết bị y tế đàm phán giá;
(5) Giá tham khảo của thiết bị y tế đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);
(6) Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin của thiết bị y tế đàm phán giá của tổ chuyên gia;
(7) Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
Ai có trách nhiệm phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo hình thức đàm phán giá?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Đơn vị đàm phán giá
1. Hoạt động đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Điều 2 Thông tư này do đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện (sau đây viết tắt là Đơn vị đàm phán giá).
2. Nhiệm vụ của Đơn vị đàm phán giá:
a) Xây dựng, phê duyệt và thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;
b) Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo hình thức đàm phán giá;
c) Xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;
d) Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất;
đ) Xây dựng và phê duyệt các phương án đàm phán giá;
e) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đàm phán giá;
g) Ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu;
...
Như vậy, đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động đàm phán giá thiết bị y tế sẽ có trách nhiệm phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo hình thức đàm phán giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?