Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Xem thêm: Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật đấu thầu mới nhất
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định áp dụng mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
...
3. Mẫu báo cáo thẩm định được sử dụng cho đấu thầu qua mạng và đấu thầu không qua mạng, bao gồm:
...
c) Mẫu số 3C sử dụng để lập báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, mẫu 3c để lập báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
Tải về mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.\
Danh sách phục lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT | Tải về phụ lục đầy đủ |
Phụ lục 1A: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E-HSĐXKT (đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ) | |
Phụ lục 1B: Mẫu Quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ) | |
Phụ lục 2A: Mẫu Kết quả đối chiếu tài liệu (đối với tất cả các gói thầu) | |
Phụ lục 2B: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn áp dụng thương thảo hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu 2023) | |
Phụ lục 2C: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn) | |
Phụ lục 3: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu | |
Phụ lục 4: Mẫu Bản cam kết | |
Phụ lục 5: Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu | |
Phụ lục 6: Phiếu thông báo thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam | |
Phụ lục 7: Phiếu thông báo thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu | |
Phụ lục 8: Một số hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 |
Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
- Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
- Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
+ Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
+ Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
+ Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;
+ Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
- Loại hợp đồng:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng;
+ Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
- Thời gian thực hiện gói thầu:
Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).
- Tùy chọn mua thêm (nếu có):
+ Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;
+ Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;
+ Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
- Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm có 9 nội dung gồm: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có) và nội dung giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
Nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm dẫn đến không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý ra sao?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, người có thẩm quyền quyết định không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi có bằng chứng nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 hoặc nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
- Tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu và thu hồi các khoản tạm ứng (nếu có);
- Thanh toán cho nhà thầu các phần công việc mà nhà thầu đã thực hiện, được nghiệm thu theo quy định trong hợp đồng;
- Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu;
Đối với nhà thầu liên danh mà chỉ có thành viên trong liên danh vi phạm và bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì thành viên liên danh còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu;
- Đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, đồng thời gửi quyết định chấm dứt hợp đồng và các tài liệu, văn bản xử lý vi phạm khác (nếu có) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
- Sau khi chấm dứt hợp đồng với nhà thầu trúng thầu trước đó, phần công việc chưa thực hiện được chỉ định thầu cho nhà thầu xếp thứ hai trong danh sách xếp hạng, trường hợp nhà thầu xếp thứ hai không chấp nhận ký hợp đồng thì chủ đầu tư chỉ định nhà thầu khác hoặc tách phần công việc chưa thực hiện thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết có thể xem xét, phê duyệt lại giá gói thầu đối với phần công việc chưa thực hiện để tổ chức đấu thầu.
Trường hợp áp dụng chỉ định thầu, giá trị phần công việc chưa thực hiện được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần công việc đã thực hiện trước đó.
Như vậy, khi nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm hoặc vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu và không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư có thể chỉ định nhà thầu tiếp theo hoặc tách phần công việc chưa thực hiện thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu hay đình chỉ thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên bán có được quyền giao hàng theo hợp đồng khi bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa không?
- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa thay đổi thế nào sau khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở?
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?