Ai vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán? Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán?
Ai vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
25. Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.
26. Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.
27. Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
...
Chiếu theo quy định trên, hệ thống giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tổ chức, vận hành.
Theo đó, hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm:
+ Hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết;
+ Hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.
Ai vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán? Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán? (Hình từ Internet)
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán không?
Căn cứ Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp và các quyền theo quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Điều kiện trở thành thành viên giao dịch là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì điều kiện trở thành thành viên giao dịch bao gồm
(1) Công ty chứng khoán là thành viên bù trừ hoặc thành viên lưu ký có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung;
Trường hợp đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ, công ty chứng khoán là thành viên lưu ký và được cấp phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán.
(2) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
(3) Không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật.
Theo đó, hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch được quy định tại Điều 98 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký thành viên theo Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Giấy chứng nhận thành viên bù trừ (trường hợp công ty chứng khoán là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc
+ Giấy chứng nhận thành viên lưu ký và Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (trường hợp công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc
+ Giấy chứng nhận thành viên lưu ký (trường hợp công ty chứng khoán đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ).
- Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?