Ai là Trưởng ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Xin hỏi, ai là Trưởng ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo? Ban chỉ huy gồm những ai? Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc? Câu hỏi của anh P.H (Lâm Đồng).

Ai là Trưởng ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
1. Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
a) Thành phần, gồm: Trưởng ban là Chánh Văn phòng; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Văn phòng phụ trách công tác PCCC và CNCH; các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc cơ quan Bộ.
...

Theo quy định trên, Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:

- Trưởng ban là Chánh Văn phòng;

- Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Văn phòng phụ trách công tác PCCC và CNCH;

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc cơ quan Bộ.

Như vậy, Trưởng Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là Chánh Văn phòng tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo;

ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)

Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với ai để tổ chức các hoạt động PCCC và CNCH?

Nhiệm vụ của Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
...
b) Nhiệm vụ
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về PCCC và CNCH cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan Bộ.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng các lực lượng, phương tiện PCCC và CNCH, tổ chức chỉ huy, bảo đảm biện pháp an toàn, kỹ thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bảo đảm kịp thời.
- Kiểm tra, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và của cơ quan Bộ về PCCC và CNCH; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định về PCCC và CNCH.
- Phối hợp với Cảnh sát PCCC và CNCH thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động PCCC và CNCH.

Theo quy định trên, Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với Cảnh sát PCCC và CNCH thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động PCCC và CNCH.

Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?

Nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ được quy định tại Điều 2 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:

(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cá nhân toàn cơ quan Bộ tham gia hoạt động PCCC và CNCH; ưu tiên cứu người bị nạn, thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

(2) Trong hoạt động Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nhằm bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động PCCC và CNCH.

(3) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy và cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

(4) Mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu; lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng khác tham gia PCCC và CNCH.

- Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm:

+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;

+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ;

+ Tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu;

+ Đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm:

+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;

+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ;

+ Đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Pháp luật
Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
Pháp luật
Tải về Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC chuyên ngành theo Thông tư 55/2024 ở đâu?
Pháp luật
Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Pháp luật
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
1,534 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào