Ai có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyết định điều chuyển các loại tài sản công nào?
- Tài sản công là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải được thanh lý trong trường hợp nào?
Ai có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định bán tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện như sau:
a. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản đến dưới 1 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
b. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
c. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì thẩm quyền quyết định bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc được thực hiện như sau:
(1) Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản đến dưới 1 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
(2) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
(3) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định bán các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
Ai có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyết định điều chuyển các loại tài sản công nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định điều chuyển các tài sản (trừ các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2. Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định điều chuyển các tài sản (trừ các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quyền quyết định điều chuyển các tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Trừ trường hợp các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Tài sản công là trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải được thanh lý trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1281/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trong trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải di dời do ô nhiễm môi trường hoặc thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai mà đơn vị phải có trách nhiệm thanh lý thì thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ được giao quản lý, sử dụng tài sản quyết định việc thanh lý.
2. Đối với tài sản không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được quy định như sau:
a. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ quyết định thanh lý các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản đến dưới 1 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản tại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ.
b. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam các Cục trực thuộc Bộ quyết định thanh lý các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
c. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định thanh lý các tài sản có giá trị còn lại theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được giao quản lý, sử dụng tài sản công quyết định việc thanh lý đối với tài sản là trụ sở làm việc trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải di dời do ô nhiễm môi trường;
(2) Thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai mà đơn vị phải có trách nhiệm thanh lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?