3 Điểm mới trên ứng dụng VNeID? Mục tiêu của Chính Phủ đến giai đoạn năm 2025 phải có bao nhiêu người tải ứng dụng VNeID?
- Ứng dụng VNeID có cập nhật tính năng mới gì không? Mục tiêu của Chính Phủ đến giai đoạn năm 2025 phải có bao nhiêu người tải ứng dụng VNeID?
- Việc khai thác thông tin của công dân thông qua ứng dụng VNeID được quy định ra sao?
- Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng VNeID được không?
Ứng dụng VNeID có cập nhật tính năng mới gì không? Mục tiêu của Chính Phủ đến giai đoạn năm 2025 phải có bao nhiêu người tải ứng dụng VNeID?
Ứng dụng VNeID được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.
Mục đích của việc tạo ra ứng dụng VNeID là để thay thế cho giấy tờ truyền thống.
Theo Quyết định 72/QĐ-BNV năm 2023 thì ứng dụng VNeID là một ứng dụng của Bộ Công an.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu trong giai đoạn 2023 -2025 sẽ đạt trên 40 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNEID và xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử.
Đảm bảo 100% các giao dịch của Công dân số được định danh, ký số, xác thực, các hợp đồng điện tử được định danh, ký số.
Người dân có thể tải ứng dụng VNeID thông qua Appstore (nếu sử dụng điện thoại hệ điều hành IOS) hoặc CH play (nếu sử dụng điện thoại hệ điều hành androi).
Ứng dụng VNeID có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống (thẻ căn cước, giấy phép lái xe, thẻ BHYT,...) và định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số.
Hiện tại, ứng dụng VNeID đã cập nhật thêm 03 tính năng mới để hỗ trợ người dân, bao gồm:
(1) Tích hợp dịch vụ công đăng ký xe lần đầu cùa Cục C08, Bộ Công an.
(2) Tích hợp dịch vụ công đăng ký thường trú (đang thí điểm tại TP.HCM và Hà Nam);
(3) Tích hợp ứng dụng với tổ chức ngân hàng (VIB, LPbank), ví điện tử (EBAY), chứng thư số (VNPT-SmartCA).
3 Điểm mới trên ứng dụng VNeID? Mục tiêu của Chính Phủ đến giai đoạn năm 2025 phải có bao nhiêu người tải ứng dụng VNeID? (Hình từ Internet)
Việc khai thác thông tin của công dân thông qua ứng dụng VNeID được quy định ra sao?
Theo Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì việc khai thác thông tin của công dân thông qua ứng dụng VNeID được quy định như sau:
(1) Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia;
(2) Tổ chức, cá nhân không thuộc mục (1) đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia.
Việc khai thác thông tin phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia.
Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng VNeID được không?
Theo Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì công dân có thể điều chỉnh thông tin của mình khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin thông qua việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(1) Công dân đề nghị điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan Công an nơi gần nhất;
(2) Hồ sơ đề nghị gồm: Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước;
(3) Trường hợp cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ không phải là Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) mà công dân cư trú thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin tới Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân thường trú hoặc nơi tạm trú đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú hoặc nơi ở hiện tại đối với trường hợp công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú để giải quyết và thông báo kết quả cho công dân;
(4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin của công dân, Trưởng Công an cấp xã, Công an cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp từ chối điều chỉnh thông tin thì phải trả lời, nêu rõ lý do.
Lưu ý: Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xác thực và bảo đảm đồng bộ dữ liệu tự động, chính xác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?