24 loài dược liệu được đưa vào danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát là những loại nào?
- Loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm là gì? Loài, chủng loại dược liệu đặc hữu là gì?
- Lựa chọn dược liệu đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát dựa trên tiêu chí nào?
- Cách ghi tên dược liệu trong Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát như thế nào?
- Những loài dược liệu nào được đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát?
Loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm là gì? Loài, chủng loại dược liệu đặc hữu là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2022/TT-BYT định nghĩa loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm như sau:
Loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm là dược liệu có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2022/TT-BYT định nghĩa loài, chủng loại dược liệu đặc hữu như sau:
Loài, chủng loại dược liệu đặc hữu là dược liệu chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
Lựa chọn dược liệu đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn dược liệu vào hoặc rút ra khỏi Danh mục
1. Nguyên tắc xây dựng Danh mục
a) Đảm bảo mục tiêu bảo vệ nguồn dược liệu quý, hiếm và đặc hữu trong tự nhiên;
b) Bảo đảm cơ sở khoa học và phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Phù hợp với thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tiêu chí lựa chọn dược liệu vào Danh mục
a) Dược liệu được lựa chọn đưa vào Danh mục là dược liệu thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước về dược liệu trong giai đoạn hiện nay.
3. Tiêu chí đưa dược liệu rút khỏi Danh mục
Dược liệu không đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này sẽ được xem xét đưa ra khỏi Danh mục.
Như vậy theo quy định trên lựa chọn loài dược liệu đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát dựa trên 02 tiêu chí sau:
- Dược liệu được lựa chọn đưa vào Danh mục là dược liệu thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
- Đáp ứng yêu cầu thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước về dược liệu trong giai đoạn hiện nay.
24 loài dược liệu được đưa vào danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát là những loại nào? (Hình từ Internet)
Cách ghi tên dược liệu trong Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-BYT quy định dược liệu trong Danh mục mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát được sắp xếp thứ tự theo bảng chữ cái tiếng Việt, Danh mục gồm 5 cột như sau:
- Cột số 1 ghi số thứ tự.
- Cột số 2 ghi tên loài, chủng loại dược liệu; Tên dược liệu được ghi theo tên trong Dược điển Việt Nam hoặc theo tên thường gọi của dược liệu.
- Cột số 3 ghi tên bộ phận dùng làm thuốc.
- Cột số 4 ghi tên khoa học của cây/con làm thuốc.
- Cột số 5 ghi Mã HS.
Những loài dược liệu nào được đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát?
Căn cứ tại Phụ lục Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BYT quy định loài dược liệu được đưa vào Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát bao gồm:
Trong Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát có tổng cộng 24 loài dược liệu
Xem chi tiết Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát: Tại đây.
Thông tư 16/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 02 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?