11 lĩnh vực người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính?
- 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính?
- Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính là bao lâu?
- Cán bộ về hưu vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý bị xử phạt như thế nào?
11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ bao gồm:
(1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
(2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm.
(4) Quản lý nhà nước về hải quan
(5) Quản lý nhà nước về giá.
(6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
(7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
(8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.
(9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài
(10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.
(11) Quản lý nhà nước về tài sản công.
Thông tư 60/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2022.
11 lĩnh vực người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính là bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC Bộ Tài chính quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý như sau:
+ Đối với các lĩnh vực: Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về giá; Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia ;Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. Thì thời hạn quy định là sau 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong lĩnh vực này có thể thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý.
+ Đối với các lĩnh vực khác: Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước và Quản lý nhà nước về tài sản công. Thì pháp luật quy định người có chức vụ, quyền hạn công tác trong lĩnh vực này có thể thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý sau 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thông tư 60/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2022.
Cán bộ về hưu vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ các phân tích nêu trên, tuy đã thôi giữ chức vụ nhưng người có chức vụ quyền hạn trong một số trường hợp chỉ được thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà trước đó người này có trách nhiệm quản lý.
Hành vi vi phạm về lĩnh vực và thời hạn được phép thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ của người giữ chức vụ, quyền hạn là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP mức xử phạt được quy định như sau:
Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 khoản nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 75 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp nêu trên như sau:
Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?