04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì?

04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì? Có bao nhiêu loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước? Chính sách phát triển giao dịch điện tử là gì?

04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì?

Theo Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
1. Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.
4. Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm:

- Cung cấp dịch vụ công;

- Công tác quản trị nội bộ;

- Chỉ đạo, điều hành;

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra.

04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì?

04 lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử là gì? (hình từ internet)

Có bao nhiêu loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước?

Theo Điều 39 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước bao gồm:

- Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.

- Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

- Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chính sách phát triển giao dịch điện tử là gì?

Theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Chính sách phát triển giao dịch điện tử
1. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác.
4. Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, chính sách phát triển giao dịch điện tử bao gồm:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác.

- Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Giao dịch điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giao dịch điện tử
Môi trường điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Môi trường điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
Pháp luật
Giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự là gì? Nguyên tắc giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì? Giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia?
Pháp luật
Mã giao dịch điện tử là gì? Có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 137/2024 về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử?
Pháp luật
Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Khi giao dịch điện tử không được thực hiện các hành vi nào?
Pháp luật
Có bắt buộc giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế? Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm giám sát an toàn hệ thống thông tin không?
Pháp luật
Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm gì theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch điện tử
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
162 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch điện tử Môi trường điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch điện tử Xem toàn bộ văn bản về Môi trường điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào