Yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sửa đổi, bổ sung ra sao?

Yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sửa đổi, bổ sung ra sao? Thắc mắc của chị T.H ở Đồng Nai.

Yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sửa đổi, bổ sung ra sao?

Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
a) Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần;
b) Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;
c) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm;
d) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;
đ) Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.
...

Căn cứ theo quy định mới tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng
...
7. Sửa đổi điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 10 như sau:
“d) Khi liều sử dụng hàng ngày của vitamin, khoáng chất trong sản phẩm đạt tối thiểu 15% RNI hoặc đạt tổi thiếu 15% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học thì được công bố công dụng cho sản phẩm nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;
đ) Đối với thành phần chưa có mức RNI theo quy định, khi liều sử dụng hàng ngày đạt tối thiểu 15% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học thì được công bố công dụng cho sản phẩm nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.”
...

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định mới đã quy định rỏ phần trăm hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học để được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.

- Đối với thành phần chưa có mức RNI theo quy định, khi liều sử dụng hàng ngày cũng đã quy định phần trăm cụ thể để được công bố công dụng cho sản phẩm nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.

Yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sửa đổi, bổ sung ra sao? (Hình từ internet)

Thực phẩm chức năng bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định các trường hợp thực phẩm chức năng phải được thu hồi gồm có như sau:

- Quá thời hạn sử dụng;

- Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;

- Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;

- Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

- Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.

Tuy nhiên, quy định này sẽ bị bãi bỏ từ ngày 9/11/2023.

Việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:

Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm
1. Việc truy nguyên nguồn gốc được tiến hành tại nơi đóng gói cuối cùng của sản phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra.
2. Việc truy nguyên nguồn gốc các nguyên liệu là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm được điều tra tại cơ sở là xuất xứ của sản phẩm vi phạm và thông qua các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để truy nguyên đến tận cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu hoặc vùng sản xuất nguyên liệu.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm được tiến hành như sau:

- Việc truy nguyên nguồn gốc được tiến hành tại nơi đóng gói cuối cùng của sản phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra.

- Việc truy nguyên nguồn gốc các nguyên liệu là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm được điều tra tại cơ sở là xuất xứ của sản phẩm vi phạm và thông qua các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để truy nguyên đến tận cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu hoặc vùng sản xuất nguyên liệu.

Tuy nhiên, quy định này sẽ bị bãi bỏ từ ngày 9/11/2023.

Thông tư 17/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 9/11/2023

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) hay không?
Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm chứa các chất nào? Có phải đăng ký bản công bố sản phẩm khi bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Pháp luật
Trong cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe người phụ trách chuyên môn phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Pháp luật
Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe có bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm không?
Pháp luật
Yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sửa đổi, bổ sung ra sao?
Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sự thay đổi nhưng không thực hiện công bố lại sản phẩm thì có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung không chính xác, không đúng sự thật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì cần phải phải đáp ứng các điều kiện nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,321 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào