Yêu cầu thiết kế cơ bản đối với phòng khám bệnh tại trạm y tế được quy định như thế nào? Có thể lồng ghép nhiều chức năng trong một phòng khám được không?
Yêu cầu thiết kế cơ bản đối với phòng khám bệnh tại trạm y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BYT như sau:
YÊU CẦU THIẾT KẾ
...
4. Yêu cầu thiết kế đối với các phòng, không gian chức năng trong công trình chính:
a) Phòng hành chính - giao ban:
- Bố trí ở khu vực dễ tiếp cận (ưu tiên bố trí tại tầng 1) để thuận tiện cho việc đón tiếp, liên hệ trực tiếp với không gian đón tiếp (không gian đa năng);
- Phải đảm bảo diện tích để kê bộ bàn ghế họp (tối thiểu 10 ghế), bàn ghế làm việc, bàn máy tính-máy in và các tủ đựng tài liệu;
b) Phòng khám bệnh:
- Bố trí ở khu vực dễ tiếp cận (ưu tiên bố trí tại tầng 1). Tùy vào nhu cầu thực tế có thể bố trí 1 đến 2 phòng khám (thông nhau);
- Bố trí 01 phòng khám chung bao gồm: Khám tổng quát, khám chuyên khoa (tùy theo điều kiện thực tế), siêu âm;
- Phải đảm bảo diện tích để kê bộ bàn ghế khám bệnh, bộ bàn ghế ghi chép, nhập số liệu (có máy vi tính, máy in), máy siêu âm (nếu có) , giường khám bệnh (có rèm che hoặc vách ngăn di động), tủ đựng dụng cụ, thùng đựng rác thải, lắp đặt bồn rửa tay. Phải có chỗ để bố trí các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với chức năng của phòng;
- Kết hợp với chức năng khám trước khi tiêm chủng;
- Kết hợp với chức năng khám thai (nếu không có điều kiện bố trí phòng khám thai riêng).
...
Như vậy, phòng khám bệnh tại trạm y tế phải đáp ứng những yêu cầu thiết kế cơ bản sau:
- Bố trí ở khu vực dễ tiếp cận và ưu tiên bố trí tại tầng 1. Tùy vào nhu cầu thực tế có thể bố trí 1 đến 2 phòng khám thông nhau;
- Bố trí 01 phòng khám chung bao gồm: Khám tổng quát, khám chuyên khoa (tùy theo điều kiện thực tế), siêu âm;
- Phải đảm bảo diện tích để kê bộ bàn ghế khám bệnh, bộ bàn ghế ghi chép, nhập số liệu (có máy vi tính, máy in), máy siêu âm (nếu có) , giường khám bệnh (có rèm che hoặc vách ngăn di động), tủ đựng dụng cụ, thùng đựng rác thải, lắp đặt bồn rửa tay.
- Phải có chỗ để bố trí các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với chức năng của phòng;
- Kết hợp với chức năng khám trước khi tiêm chủng;
- Kết hợp với chức năng khám thai (nếu không có điều kiện bố trí phòng khám thai riêng).
Yêu cầu thiết kế cơ bản đối với phòng khám bệnh tại trạm y tế được quy định như thế nào? Có thể lồng ghép nhiều chức năng một phòng khám được không? (Hình từ Internet)
Trạm y tế có thể bố trí lồng ghép nhiều chức năng trong một phòng khám được không?
Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BYT như sau:
YÊU CẦU THIẾT KẾ
...
3. Yêu cầu về thiết kế mặt bằng công trình chính:
...
c) Có thể bố trí lồng ghép 2 hoặc nhiều chức năng trong một phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp yêu cầu hoạt động chuyên môn, điều kiện nhân lực;
...
Như vậy, khi xây dựng trạm y tế có thể bố trí lồng ghép nhiều chức năng trong một phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp yêu cầu hoạt động chuyên môn, điều kiện nhân lực.
Khu đất xây dựng trạm y tế phải đáp ứng những yêu cầu thiết kế cơ bản gì?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn thiết kế cơ bản trạm y tế xã, phường, thị trấn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BYT như sau:
YÊU CẦU THIẾT KẾ
...
2. Yêu cầu chung:
a) Yêu cầu về khu đất xây dựng và mặt bằng tổng thể:
- Vị trí khu đất xây dựng phải gần trục giao thông qua các khu vực trung tâm liên xã, phường, thị trấn; thuận tiện cho người dân đến trạm y tế; phù hợp với quy hoạch chung;
- Khu đất xây dựng phải thoáng, cao ráo; đảm bảo các điều kiện kết nối hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước);
- Diện tích khu đất xây dựng phải tuân thủ Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Phải đảm bảo diện tích để bố trí các hạng mục công trình: Nhà trạm và công trình phụ trợ, sân vườn cây xanh (cây bóng mát, vườn hoa, vườn cây thuốc), sân đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cổng và tường rào;
...
Như vậy, khu đất xây dựng trạm y tế phải đáp ứng những yêu cầu thiết kế cơ bản sau đây:
- Vị trí khu đất xây dựng phải:
+ Gần trục giao thông qua các khu vực trung tâm liên xã, phường, thị trấn;
+ Thuận tiện cho người dân đến trạm y tế;
+ Phù hợp với quy hoạch chung;
- Khu đất xây dựng phải:
+ Thoáng, cao ráo;
+ Đảm bảo các điều kiện kết nối hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước;
- Diện tích khu đất xây dựng phải:
+ Tuân thủ Thông tư 01/2017/TT-BTNMT quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
+ Phải đảm bảo diện tích để bố trí các hạng mục công trình: Nhà trạm và công trình phụ trợ, sân vườn cây xanh (cây bóng mát, vườn hoa, vườn cây thuốc), sân đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cổng và tường rào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế nào là mạng viễn thông, mạng viễn thông công cộng và mạng viễn thông dùng riêng? Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông?
- Tổng hợp lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Ngân hàng mới nhất? Lịch nghỉ Tết Ngân hàng 2025 ra sao?
- Tải mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án dùng cho Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa hình sự? Cách viết mẫu?
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết? Bài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày tết? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ viễn thông có bao gồm dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng theo quy định pháp luật viễn thông?