Yêu cầu đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt như thế nào? Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt gồm những nội dung gì?
Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Yêu cầu đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
2. Tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Toàn bộ kết cấu hạ tầng đường sắt đều được nhà nước giao cho đối tượng quản lý và đối tượng sử dụng, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
- Tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Toàn bộ kết cấu hạ tầng đường sắt đều được nhà nước giao cho đối tượng quản lý và đối tượng sử dụng, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt (Hình từ Internet)
Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
3. Quản lý việc xây dựng, ban hành, công bố và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, chất lượng dịch vụ công ích đường sắt.
4. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
5. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
7. Lập hồ sơ theo dõi các vị trí hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu; hồ sơ theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn.
8. Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý; thành phần và nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
9. Cập nhật dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
10. Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
11. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Như vậy, nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt gồm:
- Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
- Quản lý việc xây dựng, ban hành, công bố và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, chất lượng dịch vụ công ích đường sắt.
- Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
- Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Lập hồ sơ theo dõi các vị trí hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu; hồ sơ theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn.
- Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý; thành phần và nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
- Cập nhật dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được lập cho mỗi công trình đường sắt gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Mỗi công trình đường sắt đều phải lập hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm: Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình và hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...
Theo đó, mỗi công trình đường sắt đều phải lập hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm:
- Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình;
- Và hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?