Yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về người thành lập doanh nghiệp có mất phí hay không? Nếu có là bao nhiêu?
Yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về người thành lập doanh nghiệp có mất phí hay không? Nếu có là bao nhiêu?
Theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức lệ phí yêu cầu cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty TNHH hai thành viên như sau:
* Ghi chú:
- Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp quy định tại mục 2 Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chỉ áp dụng đối với trường hợp yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin doanh nghiệp.
- Cung cấp báo cáo tổng hợp về đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tổng hợp về người thành lập, quản lý doanh nghiệp trong 03 năm; Báo cáo tổng hợp về lịch sử doanh nghiệp trong 03 năm; Báo cáo tổng hợp về thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất; Báo cáo thống kê về danh sách doanh nghiệp; Báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm; Danh sách 100 doanh nghiệp theo yêu cầu; Các sản phẩm thông tin khác được xây dựng trên cơ sở chiết xuất, tổng hợp dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản: Là việc cung cấp thông tin doanh nghiệp cho một tài khoản được đăng ký trước tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khai thác và tổng hợp thông tin đăng ký doanh nghiệp với số lượng lớn, trong một thời gian dài./.
Theo đó, yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về về người thành lập doanh nghiệp cần nộp 150.000 đồng cho mỗi báo cáo.
Lưu ý: Chỉ được yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về về người thành lập doanh nghiệp trong vòng 03 năm.
Yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về người thành lập doanh nghiệp có mất phí hay không? Nếu có là bao nhiêu? (hình từ internet)
Khi yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về về người thành lập doanh nghiệp cần nộp lệ phí tại đâu?
Tại Điều 3 Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là tổ chức thu phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.
Theo đó, yêu cầu cung cấp báo cáo tổng hợp về về người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí tại một trong hai cơ quan sau:
- Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Người thành lập doanh nghiệp được phân loại như thế nào?
Người thành lập doanh nghiệp được giải thích tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
25. Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
26. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư.
27. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
28. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
Theo đó, người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?