Y tá đánh tráo trẻ sơ sinh do bị ép buộc thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thời hiệu thi hành bản án đối với y tá phạm tội đánh tráo trẻ sơ sinh là bao lâu?
Y tá đánh tráo trẻ sơ sinh do bị ép buộc thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thực hiện hành vi phạm tội do bị ép buộc không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương IV Bộ luật Hình sự 2015, cho nên nếu hành vi phạm tội của ý tá này đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, ở đây trẻ sơ sinh được hiểu là những trẻ từ khi chào đời cho tới khi được 1 tháng tuổi (từ 1 tháng tuổi trở xuống), Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 được sử đổi bởi điểm g khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định về tội đánh tráo người dưới 01 tuổi như sau:
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Cho nên, y tá đánh tráo trẻ sơ sinh do bị ép buộc thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Y tá đánh tráo trẻ sơ sinh do bị ép buộc thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Y tá đánh tráo trẻ sơ sinh ăn năn hối cải và tự nguyện bồi thường thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Y tá đánh tráo trẻ sơ sinh ăn năn hối cải và tự nguyện bồi thường thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không thì xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
…
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
…
Như vậy, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Cho nên trường hợp y tá đánh tráo trẻ sơ sinh, sau đó đã ăn năn hối cải và tự nguyện bồi thường thì có thể sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu thi hành bản án đối với y tá phạm tội đánh tráo trẻ sơ sinh là bao lâu?
Thời hiệu thi hành bản án đối với y tá phạm tội đánh tráo trẻ sơ sinh là bao lâu thì theo quy định về thời hiệu thi hành bản án tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án phụ thuộc vào từng mức phạt cụ thể đã tuyên, đối chiếu với tội đánh tráo người dưới 1 tuổi đã nêu ở trên thì thời hiệu thi hành bản án đối với y tá phạm tội đánh tráo trẻ sơ sinh là:
+ 05 năm đối với trường hợp bị xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?