Xử phạt như thế nào đối với lỗi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại theo quy định của pháp luật hiện hành?

Có phải tăng mức phạt đối với lỗi gây tai nạn nhưng không dừng lại hay không? Tháng trước bố tôi có điều khiển xe ô tô tải gây tai nạn giao thông cho một người đi xe đạp. Nhưng vì sợ quá mà bố tôi không dừng lại. Sau đó thì phía CSGT có yêu cầu bố tôi lên để giải quyết vụ việc. Bố tôi và người nhà của người bị nạn đã thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường nhưng phía CSGT vẫn yêu cầu bố tôi phải nộp phạt 17.000.000 đồng. Vậy cho tôi hỏi bố tôi bị xử phạt lỗi gây ra tai nạn giao thông nhưng không dừng lại thì bị phạt 17.000.000 có đúng không? Có bị tước giấy phép lái xe không? Tôi có nghe mọi người nói chỉ bị xử phạt 2.500.000 đồng. Mong giải đáp thắc mắc cụ thể giúp tôi. Xin cảm ơn

Thứ nhất, quy định về văn bản áp dụng để xác định mức phạt trong lĩnh vực giao thông

Theo Điều 84 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 84. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.

Như vậy, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020; thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Do đó, đối với các hành vi vi phạm trong năm 2020 thì sẽ áp dụng mức xử phạt được quy định trong Nghị định này.

Trong trường hợp của bố anh, nếu việc vi phạm xảy ra trong khoảng từ ngày 01/01/2020 đến nay thì mức xử phạt đối với bố anh sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Thứ hai, mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại

Mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại theo quy định mới nhất từ năm 2020

Mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại theo quy định mới nhất từ năm 2020

Căn cứ theo điểm b khoản 8; điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, cụ thể:

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp điều khiển xe tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại thì từ ngày 01/01/2020 sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Đối với lỗi này thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định mức xử phạt là từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Như vậy, trường hợp bố của anh nếu vi phạm trong khoảng thời gian từ sau ngày 01/01/2020 thì sẽ phải áp dụng mức phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Thứ ba, điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại bị xử phạt 17 triệu đồng đúng không?

Đối với vấn đề phạt tiền với mức nào, tại Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:

- Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:

+ Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;

+ Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

- Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.

- Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, theo quy định chung, áp dụng mức phạt tiền cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp của bố anh gây tai nạn giao thông, mức trung bình của khung tiền phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng là 17.000.000 đồng.

Đối với việc có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu. Mức tối thiểu của mức hình phạt của bố anh là 16.000.000 đồng. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt là 18.000.000 đồng. Như vậy, trường hợp phía CSGT xác định bố của anh không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì phía CSGT áp dụng mức xử phạt là 17.000.000 đồng là đúng quy định của pháp luật.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xảy ra tai nạn giao thông khi đi đón Giao thừa Tết Dương lịch thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
Pháp luật
Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
Pháp luật
Thống kê thông tin về người đi bộ thực hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông có phải do người đi bộ không?
Pháp luật
Hướng dẫn quy trình khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01 01 2025 theo Thông tư 72 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Pháp luật
Thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Ngày tưởng niệm tai nạn giao thông năm 2024 là ngày nào? Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông 2024 vào thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
14,116 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào