Xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
- Xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
- Tham gia trực tiếp thiết kế sản xuất tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo thì có bị phạt nhiều hơn?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 50 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022) về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như sau:
- Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
+ Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
- Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 50 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022) là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
- Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 50 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022) bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
Xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như sau:
- Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí quy định tại Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.
- Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.
- Hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động và tịch thu tang vật.
- Hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo theo quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động.
Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ là 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tham gia trực tiếp thiết kế sản xuất tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo thì có bị phạt nhiều hơn?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về việc xử phạt đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như sau:
- Hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Đồng thời, khoản 7 Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tăng nặng đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo như sau:
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo
...
7. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ là 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?