Xin cấp giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định thế nào?
Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Theo Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Giấy phép) như sau:
"Điều 12. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giây phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Lệ phí cấp phép thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định về mẫu Giấy phép; mẫu văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy phép qua mạng thông tin điện tử."
Tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
*Về mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép và giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- 01 bản sao Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép và giấy tờ chứng minh việc góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 01 bản sao sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần;
- 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 bản sao Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép; 01 bản sao bằng cấp chuyên môn và 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm (quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của người đại diện theo pháp luật;
- 01 bản chính Danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; 01 bản sao bằng cấp chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) và 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (nếu có) của một trong các văn bản sau: hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ;
- 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.
(3) Trường hợp có sự thay đổi về nhân viên nghiệp vụ, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp dịch vụ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giấy tờ chứng minh quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
(4) Trường hợp có sự thay đổi về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp dịch vụ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giấy tờ chứng minh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
*Về liên thông trong việc cấp Giấy phép qua mạng thông tin điện tử
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ thông tin về tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, chủ sở hữu, danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ hoạt động cấp Giấy phép.
(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ thông tin về Giấy phép đã cấp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
(3) Việc phối hợp liên thông giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện qua phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các hệ thống công nghệ thông tin.
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Tải về mẫu Giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Điều kiện để được cấp giấy phép xuất khẩu lao động?
(1) Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ
Theo Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 4. Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ
1. Đối với mỗi nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện, đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:
Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;
Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc nhóm ngành đào tạo tại điểm a khoản này và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động
Theo Điều 5 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động
1. Cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng phải đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Có phòng học và phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên tại một thời điểm; có nơi sơ cứu, cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu;
Phòng học có diện tích tối thiểu 1,4 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập;
Phòng nội trú có diện tích tối thiểu 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú; bố trí không quá 12 học viên/phòng; khu vực nội trú bố trí tách biệt cho học viên nam và nữ, có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh.
2. Trường hợp doanh nghiệp thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
3. Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao tổ chức giáo dục định hướng phải có cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh, có phòng học và phòng nội trú đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và thời hạn thuê (nếu chi nhánh thuê cơ sở vật chất) phải tối thiểu là 02 năm.
4. Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(3) Điều kiện về trang thông tin điện tử
Theo Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 6. Điều kiện về trang thông tin điện tử
1. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp và nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Như vậy, để được cấp giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện nêu trên về nhân viên nghiệp vụ, về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, về trang thông tin điện tử.
Nội dung của giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm những thông tin gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(1) Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây:
- Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Số điện thoại;
- Địa chỉ trang thông tin điện tử.
(2) Giấy phép được điều chỉnh thông tin, cấp lại theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?