Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có cần thành lập hội đồng xét thăng hạng hay không?
- Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có cần thành lập hội đồng xét thăng hạng hay không?
- Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do ai thành lập?
- Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III phải đáp ứng điều kiện gì?
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có cần thành lập hội đồng xét thăng hạng hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Đơn vị sự nghiệp khi xét thăng hạng viên chức phải thành lập Hội đồng để xem xét về tiêu chuẩn, điều kiện của viên chức theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Căn cứ kết quả của Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có văn bản (kèm hồ sơ và danh sách trích ngang viên chức) đề nghị cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét và gửi danh sách viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Tổ chức cán bộ) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Nội vụ) để có ý kiến thống nhất trước khi quyết định danh sách viên chức dự xét theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BNV. Sau khi thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp chung.
Như vậy, theo quy định thì đơn vị sự nghiệp khi xét thăng hạng viên chức phải thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp để xem xét về tiêu chuẩn, điều kiện của viên chức.
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có cần thành lập hội đồng xét thăng hạng hay không? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do ai thành lập?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Hội đồng) do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV. Hội đồng hoạt động theo từng đợt xét thăng hạng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng trong các hoạt động của Hội đồng.
3. Thành phần Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Các ủy viên Hội đồng khác là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của đơn vị sự nghiệp, trong đó có đại diện lãnh đạo bộ phận viên chức đang công tác, đại diện lãnh đạo bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ và có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 05 thành viên để thành lập Hội đồng theo quy định hoặc viên chức được xét thăng hạng là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thì cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thành lập Hội đồng xét thăng hạng viên chức. Hội đồng xét thăng hạng có 05 hoặc 07 thành viên do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp quyết định.
Như vậy, hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập.
Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III như sau:
Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III
1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức các chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định.
2. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của chức danh xét thăng hạng. Viên chức đăng ký thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và hồ sơ theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
3. Hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp hoặc thực hành.
4. Nội dung, thời gian và cách tính điểm xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Nội dung phỏng vấn hoặc thực hành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng III thuộc chuyên ngành đăng ký xét thăng hạng được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại kế hoạch.
b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (10 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời); thời gian thực hành căn cứ vào đặc thù của từng chuyên ngành đăng ký xét thăng hạng được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại kế hoạch.
c) Cách tính điểm:
Điểm xét thăng hạng là điểm phỏng vấn hoặc thực hành được chấm theo thang điểm 100.
Căn cứ vào đặc thù, tính chất công việc chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành đăng ký, cấp có thẩm phê duyệt tại kế hoạch để quy định cách tính điểm phỏng vấn hoặc thực hành.
5. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ các điều kiện sau:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và tham gia phỏng vấn hoặc thực hành theo quy định;
b) Có tổng số điểm phỏng vấn hoặc thực hành đạt từ 55 điểm trở lên.
Như vậy, người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III phải có đủ các điều kiện sau:
(1) Nộp đầy đủ hồ sơ và tham gia phỏng vấn hoặc thực hành theo quy định;
(2) Có tổng số điểm phỏng vấn hoặc thực hành đạt từ 55 điểm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?