Xem xét đăng ký hoạt động trước chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho một tổ chức như thế nào?
- Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ yêu cầu tổ chức đăng ký cung cấp những thông tin gì để đăng ký hoạt động trước chứng nhận?
- Xem xét đăng ký hoạt động trước chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho một tổ chức như thế nào?
- Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá như thế nào?
Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ yêu cầu tổ chức đăng ký cung cấp những thông tin gì để đăng ký hoạt động trước chứng nhận?
Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ yêu cầu tổ chức đăng ký cung cấp những thông tin theo quy định tại tiết 7.2.1 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12134:2017 như sau:
Yêu cầu về quá trình
7.1 Yêu cầu chung
Tổ chức chứng nhận phải xác định phạm vi chứng nhận mà khách hàng yêu cầu phù hợp với bộ TCVN 11041. Tổ chức chứng nhận không được loại trừ các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ ra khỏi phạm vi chứng nhận khi các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ này có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
CHÚ THÍCH: Phương thức đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể được kết hợp với giám sát quá trình sản xuất với đánh giá và giám sát hệ thống quản lý của khách hàng hoặc cả hai.
7.2 Hoạt động trước chứng nhận
7.2.1 Đăng ký
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các quá trình sản xuất từ thời điểm chuyển đổi, thời gian gieo trồng, thời điểm thu hoạch, bản đánh giá rủi ro và số lượng người làm việc.
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu đại diện có thẩm quyền của tổ chức đăng ký cung cấp thông tin cần thiết để có thể thiết lập:
a) Phạm vi chứng nhận mong muốn, bao gồm nhưng không giới hạn: tên sản phẩm, quy mô/diện tích, địa điểm sản xuất và/hoặc thu hái, phương thức canh tác, sản lượng, phương thức chế biến;
b) Thông tin chi tiết liên quan của tổ chức đăng ký theo yêu cầu của chương trình chứng nhận cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn: tên tổ chức, đại diện pháp lý, địa chỉ của địa điểm, các quá trình và hoạt động, nguồn lực con người và kỹ thuật, các chức năng, mối quan hệ cũng như mọi nghĩa vụ pháp lý liên quan;
c) Nhận biết các quá trình sử dụng nguồn bên ngoài được khách hàng sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu; nếu khách hàng đã nhận biết pháp nhân sản xuất, các sản phẩm được chứng nhận khác với khách hàng thì tổ chức chứng nhận có thể thiết lập các kiểm soát thích hợp theo hợp đồng với toàn bộ pháp nhân liên quan khi cần để giám sát một cách hiệu lực; nếu cần kiểm soát theo hợp đồng này thì có thể thiết lập việc kiểm soát trước khi cung cấp tài liệu chứng nhận chính thức;
d) Có sử dụng tư vấn trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay không và nếu có chỉ rõ bên tư vấn.
...
Theo quy định trên, tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các quá trình sản xuất từ thời điểm chuyển đổi, thời gian gieo trồng, thời điểm thu hoạch, bản đánh giá rủi ro và số lượng người làm việc.
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu đại diện có thẩm quyền của tổ chức đăng ký cung cấp thông tin cần thiết để có thể thiết lập:
- Phạm vi chứng nhận mong muốn, bao gồm nhưng không giới hạn: tên sản phẩm, quy mô/diện tích, địa điểm sản xuất và/hoặc thu hái, phương thức canh tác, sản lượng, phương thức chế biến;
- Thông tin chi tiết liên quan của tổ chức đăng ký theo yêu cầu của chương trình chứng nhận cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn: tên tổ chức, đại diện pháp lý, địa chỉ của địa điểm, các quá trình và hoạt động, nguồn lực con người và kỹ thuật, các chức năng, mối quan hệ cũng như mọi nghĩa vụ pháp lý liên quan;
- Nhận biết các quá trình sử dụng nguồn bên ngoài được khách hàng sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu;
Nếu khách hàng đã nhận biết pháp nhân sản xuất, các sản phẩm được chứng nhận khác với khách hàng thì tổ chức chứng nhận có thể thiết lập các kiểm soát thích hợp theo hợp đồng với toàn bộ pháp nhân liên quan khi cần để giám sát một cách hiệu lực;
Nếu cần kiểm soát theo hợp đồng này thì có thể thiết lập việc kiểm soát trước khi cung cấp tài liệu chứng nhận chính thức;
- Có sử dụng tư vấn trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay không và nếu có chỉ rõ bên tư vấn.
Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (Hình từ Internet)
Xem xét đăng ký hoạt động trước chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho một tổ chức như thế nào?
Xem xét đăng ký hoạt động trước chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho một tổ chức theo quy định tại tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12134:2017 như sau:
Yêu cầu về quá trình
...
7.2 Hoạt động trước chứng nhận
...
7.2.2 Xem xét đăng ký
7.2.2.1 Tổ chức chứng nhận phải tiến hành xem xét đăng ký và các thông tin bổ sung về chứng nhận (xem 7.2.1) để đảm bảo rằng:
a) Thông tin về tổ chức đăng ký và quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của tổ chức đủ để xây dựng chương trình đánh giá;
b) Mọi khác biệt trong cách hiểu giữa tổ chức chứng nhận và tổ chức đăng ký đều phải được giải quyết, gồm cả sự thống nhất về tiêu chuẩn hoặc tài liệu quy định khác;
c) Phạm vi chứng nhận mong muốn, địa điểm hoạt động của tổ chức đăng ký, thời gian cần thiết để hoàn thành các cuộc đánh giá và các điểm bất kỳ khác ảnh hưởng đến hoạt động chứng nhận (ngôn ngữ, điều kiện an toàn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan...) đều được tính đến;
d) Tổ chức chứng nhận có năng lực và khả năng thực hiện hoạt động chứng nhận.
7.2.2.2 Sau khi xem xét đăng ký, tổ chức chứng nhận phải chấp nhận hoặc từ chối đăng ký chứng nhận. Nếu xem xét đăng ký của tổ chức chứng nhận dẫn đến việc từ chối đăng ký chứng nhận thì phải lập thành văn bản và làm rõ cho khách hàng lý do từ chối.
7.2.2.3 Dựa vào xem xét này, tổ chức chứng nhận phải xác định các năng lực cần thiết trong đoàn đánh giá của mình và năng lực cần thiết đối với cá nhân ra quyết định chứng nhận.
...
Như vậy, tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ yêu phải tiến hành xem xét đăng ký theo quy định cụ thể trên.
Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá như thế nào?
Tổ chức chứng nhận quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá theo quy định tại tiết 7.2.4 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12134:2017 như sau:
Yêu cầu về quá trình
...
7.2 Hoạt động trước chứng nhận
...
7.2.4 Xác định thời điểm, thời lượng đánh giá
7.2.4.1 Tổ chức chứng nhận phải lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá sao cho đoàn đánh giá có thể xem xét trọn vẹn chu kỳ sản xuất, chế biến của cơ sở theo sản phẩm, phương thức canh tác và địa điểm trong phạm vi đánh giá.
7.2.4.2 Tổ chức chứng nhận phải có các thủ tục bằng văn bản để xác định thời điểm, thời lượng đánh giá và đối với mỗi khách hàng tổ chức chứng nhận phải xác định thời gian cần thiết để lập kế hoạch và hoàn thành cuộc đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của khách hàng hoàn chỉnh và hiệu lực. Thời lượng đánh giá do tổ chức chứng nhận xác định và căn cứ để xác định phải được lưu hồ sơ.
7.2.4.3 Khi xác định thời điểm, thời lượng đánh giá, tổ chức chứng nhận phải xem xét, nhưng không giới hạn các khía cạnh sau đây:
a) Các yêu cầu của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ liên quan;
b) Điều kiện sản xuất và công nghệ;
c) Việc thuê ngoài bất kỳ hoạt động nào thuộc phạm vi của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
d) Kết quả của mọi cuộc đánh giá trước đó;
e) Quy mô và số địa điểm, vị trí địa lý của các địa điểm và quy định xem xét nhiều địa điểm;
f) Các rủi ro gắn với sản phẩm, quá trình hoặc hoạt động của tổ chức;
g) Các đánh giá được kết hợp, tích hợp hoặc đồng đánh giá;
h) Thời điểm thu hoạch sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Thời gian để di chuyển giữa các địa điểm được đánh giá không được tính vào thời lượng đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
7.2.4.4 Phải lưu hồ sơ về thời lượng đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và việc điều chỉnh thời lượng (nếu có).
7.2.4.5 Không được tính cả thời gian sử dụng của những thành viên trong đoàn không được chỉ định làm chuyên gia đánh giá (chuyên gia kỹ thuật và/hoặc chuyên gia pháp lý, phiên dịch, quan sát viên, chuyên gia đánh giá tập sự) vào thời lượng đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được lập ở trên.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng biên dịch, phiên dịch có thể cần thêm thời gian đánh giá.
...
Theo quy định trên, tổ chức chứng nhận phải lựa chọn thời điểm đánh giá và thời lượng đánh giá sao cho đoàn đánh giá có thể xem xét trọn vẹn chu kỳ sản xuất, chế biến của cơ sở theo sản phẩm, phương thức canh tác và địa điểm trong phạm vi đánh giá.
Tổ chức chứng nhận phải có các thủ tục bằng văn bản để xác định thời điểm, thời lượng đánh giá và đối với mỗi khách hàng tổ chức chứng nhận phải xác định thời gian cần thiết để lập kế hoạch và hoàn thành cuộc đánh giá quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của khách hàng hoàn chỉnh và hiệu lực. Thời lượng đánh giá do tổ chức chứng nhận xác định và căn cứ để xác định phải được lưu hồ sơ.
Khi xác định thời điểm, thời lượng đánh giá, tổ chức chứng nhận phải xem xét, nhưng không giới hạn các khía cạnh cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?