Tiền thuế là gì? Ngoài việc nộp tiền thuế, nội dung quản lý thuế còn bao gồm những nội dung nào?
Tiền thuế là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
...
Theo quy định thì thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Như vậy, tiền thuế có thể hiểu là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu công như xây dựng cơ sở hạ tầng, duy trì các dịch vụ công, và quản lý xã hội.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngoài việc nộp tiền thuế, nội dung quản lý thuế còn bao gồm những nội dung nào?
Để biết ngoài việc nộp tiền thuế, nội dung quản lý thuế còn bao gồm những nội dung nào thì căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 về nội dung quản lý thuế như sau:
Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, theo quy định, ngoài việc nộp tiền thuế, nội dung quản lý thuế còn bao gồm những nội dung sau đây:
- Đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
- Quản lý thông tin người nộp thuế.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Hợp tác quốc tế về thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Tiền thuế là gì? Ngoài việc nộp tiền thuế, nội dung quản lý thuế còn bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc tính thuế, khai thuế và nộp tiền thuế không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc tính thuế, khai thuế và nộp tiền thuế.
Ngoài quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc tính thuế, khai thuế và nộp tiền thuế thì cơ quan thuế còn có những quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
- Ấn định thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
- Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
- Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lương cơ sở 2025 là 2,34 triệu đồng/tháng áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức đúng không?
- Quy luật trong triết học là gì? 3 quy luật trong triết học? Yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu môn Triết học?
- Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hợp đồng lao động phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Quy định về chế độ nâng lương cho người lao động mới nhất hiện nay như thế nào? Người lao động có thể được trả lương thông qua hình thức nào?
- Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03/2025 ra sao?