Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần những gì? Trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết như thế nào?
- Các bên tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần những gì?
- Trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện như thế nào?
Các bên tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về điều kiện để được hỗ trợ như sau:
Điều kiện để được hỗ trợ
Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
3. Liên kết đảm bảo ổn định:
a) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
b) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
4. Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định trên, các bên tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
- Liên kết đảm bảo ổn định:
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
- Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đề nghị hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết. Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm:
- Đơn đề nghị của chủ trì liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP;
- Dự án liên kết theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP;
- Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
- Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP;
- Bản sao chụp hợp đồng liên kết.
Trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết.
Theo đó, trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết, trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết như sau:
- Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định từ chủ trì liên kết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ.
Hội đồng thẩm định gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ trì liên kết được biết.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết;
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hỗ trợ liên kết, giao Phòng Nông nghiệp (hoặc Phòng Kinh tế) thực hiện theo trình tự thủ tục tương tự trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?