Xem xét chuyển 7191 viên chức thành công chức theo quy định mới nhất tại Công văn 5578 thế nào?
Xem xét chuyển 7191 viên chức thành công chức theo quy định mới nhất tại Công văn 5578 thế nào?
Theo TẢI Công văn 5578/VPCP-TCCV năm 2024 về công tác quản lý biên chế và xây dựng vị trí việc làm, nêu rõ:
Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ban Cán sự đảng Chính phủ nhận được Kết luận 01-KL/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế về Kết luận Hội nghị lần thứ 3 kết quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kết luận nêu trên, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
(1) Giao Bộ Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương căn cứ số chỉ tiêu biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao rà soát, xét chuyển số viên chức trong tổng số 7.191 biên chế viên chức (gồm 5.066 biên chế ở địa phương, 2.125 biên chế ở bộ, ngành Trung ương) đang làm việc tại các vị trí việc làm công chức của các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước thành công chức theo đúng quy định; sau đó xác định cụ thể số chỉ tiêu biên chế viên chức còn lại cần điều chuyển thành công chức (gồm số viên chức đáp ứng và số viên chức chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để xét chuyển thành công chức theo quy định) để tổng hợp, tham mưu Ban cán sự đảng Chính phủ.
- Để giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan rà soát, kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng, chặt chẽ công tác giao, quản lý biên chế, việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập ở các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đang hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù (trước và sau khi thực hiện cơ chế);
Sau đó đề xuất giao số biên chế công chức và cơ chế tài chính phù hợp cho các cơ quan, tổ chức này;
Bảo đảm đúng nguyên tắc, chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá tình hình biên chế sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2022-2026 và đề xuất phương án giải quyết tình trạng thừa giáo viên giai đoạn 2024-2026 tại các địa phương để báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, quyết định.
(2) Thực hiện Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, chưa giải quyết đề nghị bổ sung biên chế giai đoạn 2022-2026 cho Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng và đề nghị không thực hiện giảm 10% số lượng người làm việc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2022-2026.
(3) Các bộ, ngành, địa phương:
- Thực hiện nghiêm các chủ trương, quy định của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong phạm vi quản lý khẩn trương phê duyệt, ban hành danh mục vị trí việc làm công chức, viên chức (đối với các chức danh chưa có trong danh mục vị trí việc làm thì xác định theo Kết luận số 35- KL/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở);
- Tiếp tục triển khai, hoàn thiện xây dựng bản mô tả, khung năng lực vị trí việc làm công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị trong phạm vi quản lý, bảo đảm đúng yêu cầu của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2022.
Chính thức xem xét chuyển 7191 viên chức thành công chức theo quy định mới nhất tại Công văn 5578 thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức gồm cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Nguyên tắc tuyển dụng công chức thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định nguyên tắc tuyển dụng công chức như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?