Xem pháo hoa giao thừa tết Nguyên đán 2024 tại Đà Nẵng ở đâu? Đường hoa Đà Nẵng Tết Nguyên đán 2024 tại địa điểm nào?
Xem pháo hoa giao thừa tết Nguyên đán 2024 tại Đà Nẵng ở đâu? Đường hoa Đà Nẵng Tết Nguyên đán 2024 tại địa điểm nào?
Đêm giao thừa tết Nguyên đán 2024, thành phố Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa tại các quận Hải Châu, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.
Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong vòng 15 phút, vào lúc 0 giờ ngày 10-2 (đêm giao thừa) ở 3 điểm, gồm:
- Điểm 1 tại đường Bạch Đằng (ngã ba đường Bạch Đằng - Bình Minh 6)
- Điểm 2 tại khu vực trước Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu (khu đất đối diện về phía đông của TTHC quận).
- Điểm 3 tại khu Trung tâm Hành chính huyện Hòa Vang (đầu đường phía Tây trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hòa Vang).
Năm nay, Đà Nẵng bắn gần 2.000 quả pháo tầm cao, tầm thấp 120 giàn; bắn theo phương pháp trình diễn pháo hoa nghệ thuật (không nhạc nền), sử dụng hệ thống bắn pháo hoa FireOne và hệ thống bán tự động bắn pháo hoa L100S.
Đường hoa Đà Nẵng tết Nguyên đán 2024 bố trí 15 vị trí trang trí hoa Tết gồm:
(1) Trước Trung tâm hành chính, đường Thành Điện Hải.
(2) Vỉa hè phía Đông trước 42 Bạch Đằng (trước cầu chữ T)
(3) Vỉa hè khu vực trước 32 Bạch Đằng; Vỉa hè khu vực trước 42-44 Bạch Đằng
(4) Vỉa hè khu vực trước 12 Trần Phú
(5) Vỉa hè khu vực trước 23 Trần Phú
(6) Khu vực 72 Bạch Đằng
(7) Sàn cảnh quan phía Bắc đuôi cầu Rồng (Q. Hải Châu)
(8) Sàn cảnh quan phía Nam đuôi cầu Rồng (Q. Hải Châu)
(9) Sàn cảnh quan phía Bắc đầu cầu Rồng (Q. Sơn Trà)
(10) Bồn binh Nguyễn Hữu Thọ - Duy Tân - Lê Đình Lý
(11) Giàn hoa bê tông dọc đường Bạch Đằng
(12) Công viên biển Phạm Văn Đồng (khu vực tượng mẹ Âu Cơ)
(13) Công viên APEC (Q. Hải Châu)
(14) Vỉa hè đối diện công viên APEC (phía sông Hàn).
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
Xem pháo hoa giao thừa tết Nguyên đán 2024 tại Đà Nẵng ở đâu? (Hình từ Internet)
Đốt pháo thế nào để không vi phạm pháp luật vào dịp Tết 2024?
Hiện nay, có các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định gồm có như là bắn pháo hoa nổ trong các dịp Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… ( theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp người dân được phép sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Tuy nhiên, trước hết người dân cần phân biệt giữa pháo hoa, pháo nổ để tránh nhầm lẫn dẫn đến vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Tại Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
* Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
* Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Theo đó, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được mua và sử dụng pháo hoa thông qua các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, dịp Tết Nguyên đán 2024 (tết Giáp thìn), người dân được bắn loại pháo hoa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP và pháo hoa đó được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay chỉ có Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là nơi được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa tại nước ta.
Công chức, viên chức đi làm lại vào thứ mấy, ngày mấy sau dịp Tết Nguyên đán 2024?
Tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nêu rõ nội dung liên quan đến lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024.
Theo đó, lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 của công chức, viên chức như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ từ Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Như vậy, căn cứ theo lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 thì:
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức sẽ đi làm lại vào Thứ năm ngày 15/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?