Xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng? Nếu không có bị phạt bao nhiêu?

Thương nhân kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ gì? Xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng? Nếu không có bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi của anh Nam (Huế).

Thương nhân kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 47 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.
4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.

Như vậy, thương nhân kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nêu trên.

Xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng? Nếu không có bị phạt bao nhiêu?

Xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng? Nếu không có bị phạt bao nhiêu? (hình từ Internet)

Xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng?

Tại Điều 6 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định về phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ như sau:

Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
3. Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, bên cạnh giường nằm phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại điểm b khoản này còn phải trang bị thêm micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.

Đối chiếu theo quy định này, xe ô tô từ 09 chỗ chở lên sẽ phải trang bị rèm cửa chống nắng cho khách du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ chở lên không trang bị rèm cửa chống nắng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xe ô tô vận tải khách du lịch không trang bị rèm cửa chống nắng cho khách bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp;
b) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
c) Không xuất trình được danh sách khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thùng chứa đồ uống đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
b) Không có dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
c) Không có rèm cửa chống nắng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
d) Không có thùng đựng rác đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
đ) Không có micro đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan);
e) Không có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan).
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Chiếu theo quy định này, thương nhân kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch không trang bị rèm cửa chống nắng cho khách bị sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lưu ý, đối với thương nhân kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch là tổ chức vi phạm quy định trên thì mức xử lý hành chính sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,422 lượt xem
Kinh doanh vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hộ kinh doanh không được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Từ năm 2025, xe ô tô đưa đón học sinh có niên hạn sử dụng không quá 20 năm? Xe hết niên hạn sử dụng có bị thu hồi biển số xe?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng trên 30 năm không? Có được ưu tiên dừng, đỗ tại các trung tâm thương mại?
Pháp luật
Tài xế lái xe theo hợp đồng chở đám tang có cần phải mang theo danh sách hành khách trên xe hay không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cần có phù hiệu taxi hay không? Người điều khiển taxi cần làm gì khi phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì? Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định? Thời gian tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Lệ phí trước bạ khi đăng ký xe ô tô để kinh doanh vận tải hành khách có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Pháp luật
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được ưu tiên dừng, đỗ để đón, trả khách tại những địa điểm nào?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào