Xe đầu kéo dừng, đỗ xe trên quốc lộ để sửa đèn xe thì có đúng quy định hay không? Dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn thì xử phạt như thế nào?
Xe đầu kéo dừng, đỗ xe trên quốc lộ để sửa đèn xe thì có đúng quy định hay không?
Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
- Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
+ Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
+ Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
+ Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
+ Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
+ Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
+ Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
+ Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
- Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
+ Bên trái đường một chiều;
+ Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
+ Trên cầu, gầm cầu vượt;
+ Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
+ Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
+ Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
+ Nơi dừng của xe buýt;
+ Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
+ Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
+ Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
+ Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, nếu xe đầu kéo dừng, đỗ xe trên quốc lộ để sửa đèn xe nhưng đáp được các điều kiện trên thì được xem là đúng quy định.
Xe đầu kéo dừng trên quốc lộ để sửa đèn xe thì có đúng quy định?
Dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn thì xử phạt như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, nếu bạn đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Bị tước bằng lái xe bao lâu?
Theo khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;
[...]”
Theo đó, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng đối với dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn.
Ngoài mức phạt hành chính như trên, nếu bạn dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho nạn nhân theo pháp luật dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?