Xây dựng trên đất dành cho đường bộ có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định cụ thể như thế nào?

Cho hỏi việc xây dựng cổng chào trên đường đi vào làng có được pháp luật cho phép không? Do gần đây, thôn tôi mới cùng nhau góp tiền để xây dựng cổng chào trên đường vào làng. Tuy nhiên, khi vừa xây xong được vài ngày thì lực lượng chức năng xuống làm việc và yêu cầu chúng tôi dỡ bỏ cổng chào và còn phạt tiền chúng tôi. Vì thế, tôi thắc mắc việc làm này có đúng không? Mức phạt được quy định cụ thể như thế nào?

Đường bộ là gì? Thế nào là đất của đường bộ?

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về khái niệm đường bộ và đất của đường bộ như sau:

"1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
...
4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ."

Có được xây dựng cổng chào trên đường đi vào làng không?

Căn cứ Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

- Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

- Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

- Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Theo đó, trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí. Do đó, trường hợp thôn xây dựng cổng chào trên đất dành cho đường bộ là vi phạm quy định về giao thông đường bộ. 

Xây dựng trên đất dành cho đường bộ có bị xử phạt không?

Xây dựng trên đất dành cho đường bộ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;

- Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;

- Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Tại khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

"Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra."

Như vậy, theo những quy định trên, khi dựng cổng chào trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp này tổ chức là người vi phạm nên mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời còn bị buộc phải tháo dỡ công trình trái phép; buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ là gì? Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi nào?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng
3,874 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào