Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo trị giá FOB có cần tính thêm chi phí vận tải không?
Trị giá FOB là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT thì:
Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo trị giá FOB có cần tính thêm chi phí vận tải không? (Hình từ Internet)
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo trị giá FOB có cần tính thêm chi phí vận tải không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế giá trị gia tăng:
Giá tính thuế
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế:
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
...
Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP có đề cập như sau:
Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan
...
2. Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan;
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan
...
Ngoài ra, như đã phân tích ở trên trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.
Do đó, từ các quy định trên, thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)] x tỷ lệ thuế suất GTGT
Trong đó: Giá tính thuế nhập khẩu trong trường hợp tính theo giá FOB là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải, phí bảo hiểm (người mua sẽ trả thêm phí vận tải và phí bảo hiểm khi mua hàng).
Theo đó, Giá tính thuế nhập khẩu = Trị giá FOB + chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).
Như vậy, khi xác định giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu theo giá FOB thì cần cộng thêm phí bảo hiểm và phí vận chuyển đến cửa khẩu nhập.
Người nộp thuế giá trị gia tăng là ai?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì:
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?