Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào? Và thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc về ai?

Tôi muốn hỏi trường hợp hộ gia đình tái chế phế liệu, giặt bao tải xi măng xả nước thải chưa xử lý ra môi trường thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường có phải hành vi bị cấm không?

Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau;

"Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
..."

Như vậy, xả nước thải chưa xử lý ra môi trường và nước thải này không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là hành vi bị cấm theo luật.

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào?

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào?

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào?

Hành vi xả nước thải chưa xử lý vào môi trường phải phân tích thông số nguy hại như thế nào thì mới có căn cứ để xử phạt hành chính. Quy định xử phạt tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c khoản 13 và điểm a, b, c, điểm d khoản 14 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

"Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);
...
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông có môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chứa thông số vi sinh vật (Salmonclla, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);
...
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm xả nước thải chưa xử lý ra môi trường không?

Nếu xác định có hành vi vi phạm rồi thì thẩm quyền xử phạt theo hướng dẫn tại Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) như sau:

"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này."

Lưu ý: Trên đây là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân (khoản 1 Điều 5 Nghị định này).

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt.

Xả nước thải
Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải đã bị xử lý hành chính nếu tái phạm có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Người xả nước thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hạn ngạch xả nước thải là gì? Tổ chức đánh giá hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường với lượng nhỏ chưa qua xử lý của cơ sở chăn nuôi trang trại có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào? Và thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xả nước thải
25,485 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xả nước thải Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào