Hạn ngạch xả nước thải là gì? Tổ chức đánh giá hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm của ai?

Xin hỏi, nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải như thế nào? Tổ chức đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm của ai? Câu hỏi của chị B.H ở Đồng Nai.

Hạn ngạch xả nước thải là gì?

Hạn ngạch xả nước thải được giải thích tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.

Theo quy định trên, hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.

nước thải

Hạn ngạch xả nước thải (Hình từ Internet)

Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải như thế nào?

Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.
...

Như vậy, nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải gồm:

- Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;

- Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);

- Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.

Tổ chức đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm của ai?

Tổ chức đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;
b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;
c) Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
d) Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;
đ) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.

Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xả nước thải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xả nước thải vào môi trường là gì? Nội dung giấy phép môi trường có thông tin về lưu lượng xả nước thải tối đa không?
Pháp luật
Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 03 lần với lượng nước 200 mét khối trong một ngày thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải đã bị xử lý hành chính nếu tái phạm có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Người xả nước thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hạn ngạch xả nước thải là gì? Tổ chức đánh giá hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường với lượng nhỏ chưa qua xử lý của cơ sở chăn nuôi trang trại có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường bị xử phạt như thế nào? Và thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xả nước thải
2,127 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xả nước thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xả nước thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào