Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ gì? Chi phí xây dựng Vườn ươm có được nhà nước hỗ trợ?
Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP
Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao
1. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao có nhiệm vụ tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm doanh nghiệp.
a) Điều kiện: có dự án công nghệ cao cần ươm tạo được phê duyệt.
b) Quyền lợi:
Được Ban Quản lý Khu công nghệ cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng.
Được tư vấn miễn phí, cung cấp các thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm doanh nghiệp.
Được thuê cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ với điều kiện ưu đãi.
Được tạo điều kiện sử dụng các trang thiết bị của các phòng thí nghiệm do nhà nước đầu tư tại Khu công nghệ cao.
Được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư.
c) Nghĩa vụ: thực hiện các quy định của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và quy định của pháp luật.
Theo đó, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao có nhiệm vụ tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ gì? Chi phí xây dựng Vườn ươm có được nhà nước hỗ trợ? (hình từ internet)
Chi phí xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao có được ngân sách nhà nước hỗ trợ không?
Theo Điều 9 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 112 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1. Vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho các nhiệm vụ sau:
a) Lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, công tác chuẩn bị đầu tư.
b) Giải phóng mặt bằng, rà phá bom, mìn, vật liệu nổ, san lấp mặt bằng.
c) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung Khu công nghệ cao, trụ sở Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
d) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đào tạo, khu nghiên cứu - phát triển công nghệ cao.
đ) Xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao.
e) Thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình khoa học công nghệ của khu công nghệ cao nhằm phát triển sản phẩm công nghệ cao của một số ngành công nghiệp trọng điểm theo chuỗi giá trị.
2. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đối với từng Khu công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ kinh phí đầu tư trở lại xây dựng Khu công nghệ cao trong tổng số thu hàng năm từ việc cho thuê đất, thu thuế trong Khu công nghệ cao và thời gian thực hiện quyết định này.
3. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu vực còn lại được thực hiện bằng các nguồn vốn khác.
4. Nhà nước ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư phát triển chính thức (ODA) để xây dựng Khu công nghệ cao.
Như vậy, chi phí xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Doanh nghiệp Khu công nghệ cao gồm những doanh nghiệp nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 112 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp Khu công nghệ cao
1. Doanh nghiệp khu công nghệ cao là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trong khu công nghệ cao, bao gồm: doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, Công ty phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ dân sinh và doanh nghiệp chế xuất.
...
Theo đó, doanh nghiệp khu công nghệ cao được hiểu là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trong khu công nghệ cao, bao gồm:
(1) Doanh nghiệp phát triển hạ tầng (Điều 11 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP).
(2) Doanh nghiệp công nghệ cao (Điều 12 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP)
(3) Doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao (Điều 13 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP).
(4) Công ty phát triển khu công nghệ cao (Điều 14 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP).
(5) Doanh nghiệp dịch vụ dân sinh và doanh nghiệp chế xuất (Điều 15 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?