Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vị trí việc làm và biên chế?
- Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quyền tham gia xây dựng dự thảo báo cáo Quốc hội về công tác gì?
- Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vị trí việc làm và biên chế?
- Vụ Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính trong hoạt động nào?
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quyền tham gia xây dựng dự thảo báo cáo Quốc hội về công tác gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 09/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Tổng Cục trưởng kế hoạch công tác dài hạn, năm (05) năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm (05) năm, hàng năm về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính trong hệ thống thi hành án dân sự; tham gia xây dựng dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án về tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức của Tổng cục và của hệ thống thi hành án dân sự để trình Tổng Cục trưởng, Bộ trưởng ban hành hoặc đề nghị ban hành theo thẩm quyền; thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ; phối hợp với Vụ Nghiệp vụ 3 thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản, đề án khác do Tổng Cục trưởng giao;
...
Như vậy, theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quyền tham gia xây dựng dự thảo báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính.
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quyền tham gia xây dựng dự thảo báo cáo Quốc hội về công tác gì? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vị trí việc làm và biên chế?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 09/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
d) Giúp Tổng Cục trưởng quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị thuộc Tổng cục và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5. Về vị trí việc làm và biên chế
a) Hướng dẫn xây dựng, thẩm định Đề án vị trí việc làm và trình Bộ trưởng xem xét quyết định; quản lý vị trí việc làm đối với các đơn vị thuộc Tổng cục và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Hướng dẫn việc lập kế hoạch biên chế công chức, số lượng viên chức của các đơn vị thuộc Tổng cục và của các cơ quan thi hành án dân sự; tổng hợp, xây dựng kế hoạch biên chế công chức và số lượng viên chức của toàn hệ thống thi hành án dân sự để trình Tổng Cục trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Trình Tổng Cục trưởng quyết định giao biên chế công chức hàng năm đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số lượng người làm việc trong Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin;
...
Như vậy, về vị trí việc làm và biên chế, Vụ Tổ chức cán bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Hướng dẫn xây dựng, thẩm định Đề án vị trí việc làm và trình Bộ trưởng xem xét quyết định;
Quản lý vị trí việc làm đối với các đơn vị thuộc Tổng cục và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(2) Hướng dẫn việc lập kế hoạch biên chế công chức, số lượng viên chức của các đơn vị thuộc Tổng cục và của các cơ quan thi hành án dân sự;
Tổng hợp, xây dựng kế hoạch biên chế công chức và số lượng viên chức của toàn hệ thống thi hành án dân sự để trình Tổng Cục trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(3) Trình Tổng Cục trưởng quyết định giao biên chế công chức hàng năm đối với các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số lượng người làm việc trong Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin;
Vụ Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính trong hoạt động nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 09/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
...
4. Về quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị có liên quan:
a) Phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính trong việc bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục, của các cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định;
b) Giúp Tổng Cục trưởng phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc thực hiện công tác thanh tra về quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ trưởng và phân công của Tổng Cục trưởng.
c) Làm đầu mối giúp Tổng Cục trưởng phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức, cán bộ, công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
...
Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính trong việc bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục, của các cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?