Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức?
Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ có chức năng gì theo quy định?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 578/QĐ-BNV năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ theo quy định của Đảng, Nhà nước và theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ theo quy định của Đảng, Nhà nước và theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ có chức năng gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quyết định 578/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì tổ chức việc thẩm định và xét duyệt nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chức danh tiêu chuẩn, bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức, viên chức của Bộ;
c) Quản lý, thẩm định chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ trong công tác lập kế hoạch và phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm do Nhà nước cấp.
9. Về công tác kiểm tra:
a) Xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra về công tác tổ chức-cán bộ đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ;
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của Bộ Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ; kịp thời báo cáo và đề xuất các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm;
...
Như vậy, về đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức cán bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
(2) Chủ trì tổ chức việc thẩm định và xét duyệt nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chức danh tiêu chuẩn, bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức, viên chức của Bộ Nội vụ;
(3) Quản lý, thẩm định chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nội vụ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;
(4) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ trong công tác lập kế hoạch và phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm do Nhà nước cấp.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Vụ trưởng ủy quyền quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 578/QĐ-BNV năm 2013 quy định về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
...
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Vụ;
b) Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và công chức trong Vụ;
c) Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ đối với các tổ chức hoặc cá nhân theo quy định;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo Quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng các chủ trương giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
e) Tổ chức thực hiện các quy chế của Bộ co liên quan; quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
3. Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ trách một hoặc một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền quản lý, điều hành hoạt động của Vụ theo quy định.
4. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về thực hiện những nhiệm vụ đó.
...
Như vậy, khi Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ vắng mặt thì một Phó Vụ trưởng sẽ được Vụ trưởng ủy quyền quản lý, điều hành hoạt động của Vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?