Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào? Vụ Pháp luật quốc tế có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Theo đó, Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Vụ Pháp luật quốc tế (Hình từ Internet)
Vụ Pháp luật quốc tế có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Pháp luật quốc tế (sau đây gọi tắt là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam để bảo đảm tính tương thích của pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Xây dựng, tham gia xây dựng và đàm phán, thẩm định, góp ý các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ; các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khác (trừ các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế).
4. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đầu mối của Bộ về công tác điều ước quốc tế; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ các điều ước quốc tế về con nuôi, hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc các điều ước quốc tế khác mà Bộ trưởng giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ).
5. Trình Bộ trưởng cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vay ưu đãi; thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính; văn bản bảo lãnh Chính phủ; thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ.
6. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật quốc tế (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.
7. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp được quy định cụ thể trên.
Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ theo điểm Điều 3 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Công pháp và nhân quyền quốc tế;
- Phòng Tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp;
- Phòng Pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp quốc tế;
- Phòng Pháp luật thương mại, tài chính quốc tế và Tổng hợp.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
...
Theo đó, các tổ chức trực thuộc Vụ Pháp luật quốc tế gồm:
- Phòng Công pháp và nhân quyền quốc tế;
- Phòng Tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp;
- Phòng Pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp quốc tế;
- Phòng Pháp luật thương mại, tài chính quốc tế và Tổng hợp.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?