Tiêu chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ tư pháp? Bộ trưởng Bộ tư pháp do ai bổ nhiệm? 05 nguyên tắc làm việc của Bộ Tư pháp?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ tư pháp là gì?
Căn cứ Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ tư pháp gồm:
(1) Tiêu chuẩn chung
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 sau đây:
- Về chính trị, tư tưởng được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về đạo đức, lối sống được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW 2020;
- Về trình độ được quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020;
- Về năng lực và uy tín được quy định tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020;
- Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiểu mục 1.5 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
(2) Tiêu chuẩn cụ thể:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại tiểu mục 2.15 Mục 2 Phần II Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 sau đây:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ tư pháp? Bộ trưởng Bộ tư pháp do ai bổ nhiệm? 05 nguyên tắc làm việc của Bộ Tư pháp? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
...
Và, căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ trình thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
05 nguyên tắc làm việc của Bộ Tư pháp?
05 nguyên tắc làm việc của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017:
(1) Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Bộ trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành; mọi hoạt động của Bộ phải tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ.
(2) Một người, một đơn vị được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một đơn vị, một người chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ được giao cho đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được giao.
(3) Công chức, viên chức chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của Bộ, của đơn vị, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
(4) Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
(5) Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, bảo đảm tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, tính pháp quyền, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?