Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?
Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Vụ án phức tạp là vụ án có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, vụ án hành chính được xem là vụ án phức tạp nếu liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; Hoặc có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 154 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
2. Vụ án phức tạp.
Theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm thông thường gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên đối với vụ án phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân.
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án phức tạp trong tố tụng hành chính là bao lâu?
Căn cứ Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án (trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri) được quy định như sau:
- 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp người khởi kiện tiến hành khởi kiện trong vòng 01 năm kể từ khi nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp người khởi kiện tiến hành khởi kiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trường hợp đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015
Vụ án phức tạp thì sẽ có Thẩm phán dự khuyết có đúng không?
Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó, đối với vụ án phức tạp mà xét thấy việc giải quyết có thể kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?