Vụ án dân sự có tình tiết đơn giản thì sẽ được Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn có đúng không?
Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn?
Theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
- Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
- Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn; trường hợp không có quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết vụ án.
- Trường hợp luật khác có quy định tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc giải quyết tranh chấp đó được thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này.
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết vụ án dân sự
Vụ án dân sự có tình tiết đơn giản thì sẽ được Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn?
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu chỉ có tình tiết đơn giản thì vẫn không được áp dụng giải quyết theo thủ tục rút gọn mà cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì vụ án mới được giải quyết theo thủ tục rút gọn:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?
Theo Điều 320 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy đinh về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn như sau:
"Điều 320. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
1. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
2. Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.
3. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XIV của Bộ luật này.
4. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này."
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong vụ án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?