Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi nào?
- Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi nào?
- Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là gì?
- Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo thủ tục rút gọn được quy định thế nào?
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định:
Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án
1. Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
b) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Theo đó, tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
- Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi nào?
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP có quy định:
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không giao. Tranh chấp này là "Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.
Theo đó, có thể hiểu tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.
Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo thủ tục rút gọn được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP có quy định:
Đơn khởi kiện, nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn
1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
Theo đó, đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo thủ tục rút gọn được quy định tại Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đơn khởi kiện: tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?