Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu

Số hiệu: 03/2018/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 15/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TANDTC hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu

Ngày 15/5/2018, TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu tại TAND.

Theo đó, hướng dẫn một số nghiệp vụ trong việc giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, TSBĐ của nợ xấu như sau:

- Đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

- Trong quá trình giải quyết vụ án HN&GĐ, trước khi đưa vụ án ra xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42 thì:

Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn nếu TSBĐ đó là tài sản của vợ chồng.

Ngoài ra, Nghị quyết này cũng hướng dẫn các quy định về đơn khởi kiện, tài liệu kèm theo trong quá trình Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 đến ngày Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành.

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2018/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU, TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Điều 2. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14

1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không giao. Tranh chấp này là "Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

2. Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không đồng ý vì cho rằng mình có quyền tự chuyển nhượng ngôi nhà X để giải quyết nợ xấu. Tranh chấp này là “Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

Điều 3. Tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn

1. Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này.

2. Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố HP đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông A và bà B. Ngân hàng thương mại cổ phần X được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Đồng thời, Ngân hàng thương mại cổ phần X đề nghị Tòa án tách phần yêu cầu này giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục rút gọn. Trường hợp này, nếu Ngân hàng thương mại cổ phần X cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án tách yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần X để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.

3. Tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự có liên quan và hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 4. Đơn khởi kiện, nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn

1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.

2. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện:

a) Hợp đồng tín dụng;

b) Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14;

c) Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;

d) Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;

đ) Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:

đ1) Văn bản thỏa thuận giữa đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

đ2) Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp và thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản của các đương sự có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Việc nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Tòa án ghi trích yếu quan hệ tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương III của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.

Ví dụ: “v/v tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”, “v/v tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.

Điều 5. Về thỏa thuận nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14

1. Thỏa thuận về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 có thể được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm, phụ lục hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có hiệu lực như hợp đồng.

2. Tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 là tranh chấp không thuộc các trường hợp sau:

a) Đương sự là người Việt Nam nhưng không cư trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc cư trú của đương sự theo quy định của Luật Cư trú;

b) Đương sự là người nước ngoài không thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

c) Đương sự là tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 26 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp mà không ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân ở Việt Nam khởi kiện, tham gia tố tụng.

3. Tranh chấp “không có tài sản tranh chấp ở nước ngoài” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 là tranh chấp mà không có tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

Điều 6. Ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng

1. Quyền ủy quyền

a) Cá nhân được quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

b) Pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

c) Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền được ủy quyền lại cho pháp nhân, cá nhân khác tham gia tố tụng nếu bên ủy quyền đồng ý bằng văn bản.

2. Việc ủy quyền theo khoản 1 của Điều này phải được lập thành văn bản và xác định rõ phạm vi, nội dung ủy quyền.

3. Việc ghi thông tin và ký đơn khởi kiện của pháp nhân được thực hiện như sau:

a) Trường hợp người được ủy quyền khởi kiện là cá nhân thì phân người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của pháp nhân khởi kiện và họ tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền; phần cuối đơn khởi kiện ghi đại diện của người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi rõ họ tên của người được ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền không bắt buộc phải ký tên, đóng dấu vào phần cuối đơn khởi kiện;

b) Trường hợp người được ủy quyền khởi kiện là pháp nhân thì phần người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của pháp nhân khởi kiện và tên, địa chỉ của pháp nhân đại diện theo ủy quyền, họ tên và chức vụ của người đại diện hợp pháp của pháp nhân được ủy quyền; phần cuối đơn ghi đại diện của người khởi kiện, pháp nhân đại diện theo ủy quyền, người đại diện hợp pháp của pháp nhân được ủy quyền ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của pháp nhân được ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền không bắt buộc phải ký tên, đóng dấu vào phần cuối đơn khởi kiện.

4. Khi giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, nếu hợp đồng ủy quyền được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 giữa tổ chức, cá nhân chưa hoặc đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ án không phát sinh tranh chấp về hợp đồng ủy quyền đó thì Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng ủy quyền mà không yêu cầu các bên phải xác lập lại.

Điều 7. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng

1. Bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán theo quy định tại khoản 4 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Vụ án dân sự đang được Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự thực hiện việc mua bán khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Tòa án căn cứ vào hợp đồng mua bán nợ để bổ sung việc xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự như sau:

a) Bên mua một phần khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự như bên bán đối với phần khoản nợ đã mua. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

b) Bên mua toàn bộ khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự thay thế cho bên bán. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

c) Kể từ ngày Tòa án nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, bên mua đã xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản mua theo quy định của pháp luật thì văn bản tố tụng phải ghi bên mua là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bán.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm”. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, Ngân hàng thương mại cổ phần A bán toàn bộ khoản nợ xấu và quyền yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B. Kể từ ngày nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định bên mua đã xác lập quyền đòi khoản nợ xấu đó thì Tòa án xác định Công ty trách nhiệm hữu hạn B là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn và văn bản tố tụng ghi: “Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần A, trụ sở tại...; Công ty trách nhiệm hữu hạn B, trụ sở tại... là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của Ngân hàng thương mại cổ phần A; người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông Nguyễn Văn C - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn B”.

Điều 8. Về tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14

1. Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của bên thứ ba mà bên được bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đó và xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong quá trình giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với những vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Tòa án đã thụ lý trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết. Các hoạt động tố tụng đã được tiến hành trước khi Nghị quyết này có hiệu lực mà phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì không phải thực hiện lại.

2. Đối với những vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Tòa án đã thụ lý trong thời gian Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang giải quyết khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành thì Tòa án vẫn tiếp tục áp dụng những hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết.

3. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp kháng nghị vì lý do khác.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 15 tháng 5 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành.

2. Trường hợp có sự khác nhau giữa Nghị quyết này và Nghị quyết khác hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự về cùng một vấn đề thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này.

3. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân thống kê số liệu vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với từng loại tranh chấp hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này. Thời gian thống kê được tính theo năm công tác, từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị các Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng công báo);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

COUNCIL OF JUDGES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2018/NQ-HDTP

Hanoi, May 15, 2018

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF CERTAIN REGULATIONS IN SETTLEMENT OF DISPUTE OVER SETTLEMENT OF NON-PERFORMING LOANS, COLLATERAL ASSOCIATED WTIH NON-PERFORMING LOANS AT PEOPLE’S COURT

COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to Law on Organization of People’s Court dated November 24, 2014;

Pursuant to Resolution No. 42/2017/QH14 on pilot settlement of bad debts of credit institutions;

With a view to consistently implement certain regulations on settlement of dispute over settlement of non-performing loans (NPL), collateral of NPL at People’s Courts;

With the mutual consent of Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Resolution provides guidelines for reduced procedures for settlement of dispute over obligation to transfer collateral, dispute over right to sell collateral associated with NPL of credit institutions or branches of foreign banks, bad debt purchasers/managers; certain regulations of law on the resolution of disputes over settlement of NPL, collateral associated with NPL as prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 on pilot settlement of bad debts of credit institutions (hereinafter referred to as Resolution No. 42/2017/QH14).

Article 2. Dispute over obligation to transfer collateral, dispute over right to sell collateral associated with NPL prescribed in Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14

1. Dispute over obligation to transfer collateral associated with NPL means a dispute over the case that the debtor or collateral holder fails to transfer the collateral to the secured party or the holder of right to sell the collateral; or transfer the collateral to them unsatisfactorily with their request.

For example: Joint-stock commercial bank A gives limited liability company B a loan of VND 5 billion. In order to secure the loan under a loan agreement, company B (debtor) takes out a mortgage from bank A (secured party) on house X under company B’s ownership. The loan is determined as NPL, bank A requests company B to transfer the house X (collateral) for further settlement, but company B refuses to transfer it. Such dispute is considered as  "a dispute over obligation to transfer collateral associated with NPL".

2. Dispute over right to sell collateral associated with NPL means a dispute over determining holder of right to sell collateral associated with NPL.

For example: Joint-stock commercial bank A gives limited liability company B a loan of VND 5 billion. In order to secure a loan under a loan agreement, company B (debtor) takes out a mortgage from bank A (secured party) on the house X under company B’s ownership. The loan is determined as NPL, bank A requests company B to transfer the house X (collateral) for further settlement, but company B refuses to transfer it with the reason that it has a right to transfer the house X to another party for settlement of NPL. Such dispute is considered as  "a dispute over right to sell collateral associated with NPL".

Article 3. Dispute over settlement of NPL, collateral associated with NPL being settled under reduced procedures

1. A court shall apply reduced procedures to a dispute over obligation to transfer collateral or dispute over right to sell collateral associated with NPL if it meets conditions as prescribed in Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14 and guidelines hereof.

2. During settling a marriage and family case, before the court considers whether to bring it to first-instance trial, if an involved party requests the court to settle the dispute over obligation to transfer collateral or the dispute over right to sell collateral associated with NPL prescribed in Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14 in which the collateral is the marital property (jointly owned by husband and wife), the court may separate such a request to be heard in another case under reduced procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The court shall then apply regulations of the Civil Procedure Code in terms of civil lawsuit settlement under reduced procedures, its guiding documents and guidelines in this Resolution to settle dispute prescribed in Clause 1, Clause 2 hereof.

Article 4. Lawsuit petition, submission and acceptance of lawsuit petition in terms of settlement of NPL, collateral of NPL under reduced procedures

1. Form and content of a lawsuit petition are regulated in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 189 of the Civil Procedure Code, Form No. 23-DS issued together with Resolution No. 01/2017/NQ-HDTP dated January 13, 2017 of the Judges' Council of the Supreme People’s Court promulgating certain forms in civil procedures and guidelines in Article 6 hereof.

2. Documents enclosed with a lawsuit petition:

a) Credit contract;

b) Documentation and evidence justifying that the loan under dispute is determined as a NPL as prescribed in Article 4 of Resolution No. 42/2017/QH14;

c) Security agreement or document and evidence justifying the registration of secured transaction or security interest;

d) Items of evidence for place of residence and place of work of defendant, person with relevant interests and obligations being individuals, or head office of defendant, person with relevant interests and obligations being organizations;

dd) If an involved party resides in a foreign country, one of the following items of evidence is also required:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd2) Items of evidence justifying legal ownership of property and mutual consent as to actions against the property between involved parties which are duly notarized and authenticated. If the aforesaid document is made in the foreign country, it must be consularly legalized, other than cases of exemption for consular legalization as prescribed in Clauses 1 and 2 Article 9 of Government’s Decree No. 111/2011/ND-CP dated December 1, 2011 in terms of consular certification, consular legalization.

3. The submission and acceptance of lawsuit petition against dispute over settlement of NPL, collateral associated with NPL shall be done in accordance with the Civil Procedure Code and its guiding documents.

4. The court shall state a brief of dispute as prescribed in Section 1 Chapter III of the Civil Procedure Code and guidelines in Article 3 hereof.

For example: “Re: dispute over obligation to sell collateral associated with NPL”, "Re: dispute over determining holder of right to sell collateral associated with NPL”.

Article 5. Arrangement over obligation to transfer collateral associated with NPL, dispute “without involved party residing in a foreign country and property under dispute in foreign country” prescribed in Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14

1. Arrangement over obligation to transfer collateral associated with NPL prescribed in Point a Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14 may be stated in a security agreement, addendum of security agreement or another contract-equivalent document.

2. Dispute “without involved party residing in a foreign country” prescribed in Point c Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14 means a dispute which is not fallen in the following cases:

a) A Vietnamese involved party who has not resided in Vietnam at the time when the court accepts the lawsuit petition. The court shall determine his/her place of residence as prescribed in Law on Residence;

b) A foreign involved party who has not resided, either permanently or temporarily, in Vietnam at the time when the court accepts the lawsuit petition. The court shall determine the place of permanent or temporary residence of the foreigner as prescribed in Law on Entry, Exit, Transit, Residence of Foreigner in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The dispute “without property under dispute in foreign country” prescribed in Point c Clause 1 Article 8 of Resolution No. 42/2017/QH14 means a dispute in which there is not property being determined as prescribed in the Civil Code beyond the territory of the Socialist Republic of Vietnam at the time when the court accepts the lawsuit petition.

Article 6. Authorization of filing a lawsuit or participating in legal proceedings

1. Entitlement to authorize

a) A natural person is entitled to authorize another juridical person or natural person to participate in legal proceedings at the competent court to settle a dispute over settlement of NPL or collateral associated with NPL.

The lawsuit petition of a natural person shall be made in accordance with Clause 2 Article 189 of the Civil Procedure Code.

b) A juridical person is entitled to authorize another juridical person or natural person to file a lawsuit at the competent court to settle a dispute over settlement of NPL or collateral associated with NPL.

c) The authorized natural person or juridical person may re-authorize to another natural or juridical person to participate in the legal proceedings if the authorizer gives a consent in writing.

2. The authorization prescribed in Clause 1 hereof shall be made in writing and the scope and content of authorization shall be clarified.

3. A lawsuit petition of juridical person shall be written and signed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the authorized representative of plaintiff is a juridical person, name and address or juridical person plaintiff and name and address of juridical person authorized representative, full name and position of legal representative of juridical person authorized representative shall be written in the plaintiff section; the bottom of the lawsuit petition shall contain the phrase “representative of plaintiff, authorized juridical person, legal representative" and legal representative’s signature, full name and authorized juridical person's seal. The legal representative of the juridical person plaintiff is not obliged to bear his/her name and signature at the end of the lawsuit petition.

4. During settlement of dispute over settlement of NPL or collateral associated with NPL, if an authorization contract which is established before January 1, 2017 has not been performed or has been performed but its content or form is not compliant with the Civil Code 2015 and no dispute over such an authorization contract arises while the court is considering the case, the court shall recognize the validity of such authorization contract without requiring the involved parties to re-establish it.

Article 7. Assumption of litigation rights and obligations

1. The purchaser of a NPL or a debt incurred from a NPL of a credit institution, branch of foreign bank, or bad debt purchaser/manager shall assume litigation rights and obligations from the seller as prescribed in Clause 4 Article 74 of the Civil Procedure Code.

2. If an involved party sells/purchases a NPL or a debt incurred from a NPL while the civil case is considered by the court under first-instance trial, appellate trial or under cassation procedure or reopening procedure, the court shall keep settling the lawsuit under general procedures. The court shall further identify the status of involved parties and entities assuming their litigation rights and obligations according to the debt purchase contract as follows:

a) An entity who purchases a part of NPL or a debt incurred from NPL shall assume the seller’s litigation rights and obligations and be considered as seller towards to purchased part of debt. The court shall indicate the purchaser as "entity assuming a part of litigation rights and obligations” from the seller (stating debt seller’s name) in litigation-related documentation;

b) An entity who purchases the whole of NPL or a debt incurred from NPL shall assume the whole seller’s litigation rights and obligations and be considered as a substitute for the seller. The court shall indicate the purchaser as "entity assuming litigation rights and obligations” from the seller (stating debt seller’s name) in litigation documentation;

c) From the date on which the court receives evidence proving that the debt purchase contract comes into force, which means that the purchaser starts establishing its ownership to the purchased property as per the law, the litigation documentation shall state the purchaser as the entity assuming rights and obligations from the seller.

For example: Joint-stock commercial bank A is a plaintiff in a case “dispute over obligation to transfer collateral”. While the court is settling the case, bank A sells the whole of NPL and right to request to transfer collateral to the limited liability company B. From the date on which evidence proving that purchaser starts establishing its ownership is received, the court shall consider company B as an entity assuming litigation rights and obligations from the plaintiff and litigation documentation shall be written as follows: “Plaintiff: Joint-stock commercial bank A, headquartered at …; limited liability company B, headquartered at …, which assumes litigation rights and obligations from bank A; legal representative of plaintiff is Mr. Nguyen Van C – Director of company B”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the event that a collateral associated with NPL is an asset of enterprise/cooperatives against which a request for initiation of its bankruptcy process is accepted by a court and during such a process, the credit institution, branch of foreign bank or bad debt purchaser/manager is not entitled to seize the collateral. The seizure of collateral in such circumstance shall be done in accordance with the Law on Bankruptcy.

2. In the event that a collateral associated with NPL is an asset of a third party but the secured party is an enterprise/cooperatives against which a request for initiation of its bankruptcy process is accepted by a court and during such a process, the credit institution, branch of foreign bank or bad debt purchaser/manager is entitled to seize the collateral and take actions as per the law or requests the competent court to settle it during the bankruptcy process as per the law.

Article 9. Transitional regulations

1. In case of a case of dispute over settlement of NPL, collateral associated with NPL that the court accepted before effective date of Resolution but it has not been brought to first-instance trial, appellate trial or trial under cassation procedure or reopening procedure, guidelines in this Resolution shall apply. Procedural activities conducted before effective date of this Resolution in accordance with the Civil Procedure Code are not required to be re-conducted.

2. With respect to a case of dispute over settlement of NPL, collateral associated with NPL that the court accepts within effective period of this Resolution but will still be considering when this Resolution ceases to be effective, the court shall keep applying regulations in this Resolution for settlement of the case.

3. If a judgment/decision of court becomes legally effective before effective date of this Resolution without applying regulations herein for appeal under cassation procedure or reopening procedure, except for appeal for other causes.

Article 10. Entry in force

1. This Resolution is ratified by the Council of Judges of the Supreme People’s Court on May 15, 2016 and comes into force as of July 1, 2018 to expiry date of Resolution No. 42/2017/QH14.

2. If there is any conflict between this Resolution and other Resolutions on guidelines for the Civil Procedure Code over the same matter, this Resolution shall prevail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Department of Legal and Science affiliated to the Supreme People’s Court for consideration.

 

 

 

ON BEHALF OF PEOPLE’S COUNCIL
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.737

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.113.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!