Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được hình thành từ những nguồn nào?
- Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được hình thành từ những nguồn nào?
- Ngoài vốn điều lệ thì vốn hoạt động của Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam còn được hình thành từ các nguồn nào?
- Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có được quan hệ trực tiếp với các tổ chức ngoài nước để kêu gọi và tiếp nhận vốn tài trợ không?
Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Nguồn vốn.
Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
1- Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng (năm trăm tỷ đồng), được hình thành và bao gồm từ các nguồn sau:
1.1- Ngân sách nhà nước cấp 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng) trong hai năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
1.2- Bổ sung 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng) từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quyết định 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 3 năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
2- Các nguồn vốn khác:
2.1- Các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định.
2.2- Các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do nhà nước giao.
...
Như vậy, theo quy định thì vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hình thành và bao gồm từ các nguồn sau:
(1) Ngân sách nhà nước cấp 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng) trong hai năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
(2) Bổ sung 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng) từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông trong 3 năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được hình thành từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Ngoài vốn điều lệ thì vốn hoạt động của Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam còn được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Nguồn vốn.
Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
1- Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng (năm trăm tỷ đồng), được hình thành và bao gồm từ các nguồn sau:
1.1- Ngân sách nhà nước cấp 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng) trong hai năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
1.2- Bổ sung 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng) từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quyết định 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 3 năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
2- Các nguồn vốn khác:
2.1- Các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định.
2.2- Các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do nhà nước giao.
2.3- Các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam.
2.4- Các khoản vốn hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định, ngoài vốn điều lệ thì vốn hoạt động của Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam còn được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
(1) Các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định.
(2) Các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do nhà nước giao.
(3) Các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam.
(4) Các khoản vốn hợp pháp khác.
Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có được quan hệ trực tiếp với các tổ chức ngoài nước để kêu gọi và tiếp nhận vốn tài trợ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về quyền hạn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Quyền hạn.
...
3- Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn do Quỹ tài trợ, cho vay để thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay khi phát hiện đơn vị được tài trợ, được vay vi phạm hợp đồng với Quỹ và các quy định về sử dụng vốn của Quỹ.
4- Được quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi và tiếp nhận vốn tài trợ cho các chương trình, dự án và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Các hoạt động quan hệ, quản lý, huy động, tiếp nhận, sử dụng, thanh quyết toán các khoản tài trợ nêu trên theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Bưu chính Viễn thông.
5- Thực hiện xử lý rủi ro hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các rủi ro về tài chính trong việc thực hiện các chương trình, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật.
6- Thành lập các Hội đồng tư vấn các vấn đề về chuyên môn trong hoạt động của Quỹ và được mời các chuyên gia, đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức và các doanh nghiệp có liên quan tham gia Hội đồng tư vấn. Việc mời các chuyên gia là các cá nhân và tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước và của Bộ Bưu chính Viễn thông.
...
Như vậy, theo quy định thì Quỹ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được quyền quan hệ trực tiếp với các tổ chức ngoài nước để kêu gọi và tiếp nhận vốn tài trợ cho các chương trình, dự án và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Lưu ý: Bộ Bưu chính Viễn thông được nhắc đến trong Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT hiện nay đã đổi tên thành Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?