Vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao có nguồn từ đâu? Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khu công nghệ cao quy định như thế nào?
Vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao có nguồn từ đâu?
Các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao được quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:
Các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao
1. Vốn đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
...
Theo đó, vốn đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao gồm:
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
+ Nguồn vốn từ vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Lưu ý:
Các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao được quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:
- Nhà nước ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ tín dụng, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao.
- Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ trong khu công nghệ cao theo hình thức dự án đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xã hội hóa và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Nhà nước khuyến khích tự nguyện ứng trước vốn phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng khu công nghệ cao.
- Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dự án đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quy mô lớn, có vai trò then chốt được huy động vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
- Đối với kinh phí thực hiện công tác lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghệ cao, Ban quản lý khu công nghệ cao được phép huy động và trực tiếp tiếp nhận, sử dụng từ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghệ cao theo các quy định của pháp luật.
- Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý nợ công, đầu tư, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao có nguồn từ đâu? Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khu công nghệ cao quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao được quy định như thế nào?
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao được quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:
- Khu công nghệ cao là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Mức ưu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với dự án đầu tư, các hoạt động trong khu công nghệ cao được áp dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đất đai, tín dụng và pháp luật có liên quan.
- Ban quản lý khu công nghệ cao và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thuế, hải quan và các thủ tục liên quan theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định của pháp luật;
+ Ban quản lý khu công nghệ cao và các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình nhà đầu tư triển khai hoạt động tại khu công nghệ cao.
- Các dự án đầu tư và các hoạt động tại khu công nghệ cao được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ về:
+ Chương trình đào tạo, tuyển dụng lao động;
+ Chương trình hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ;
+ Chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp;
+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
+ Chương trình hỗ trợ vốn vay và các chương trình hỗ trợ khác của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ đầu tư phù hợp với thẩm quyền và quy định của pháp luật để thu hút các dự án đầu tư, nhân lực công nghệ cao vào khu công nghệ cao.
Hồ sơ trình thành lập khu công nghệ cao bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ trình thành lập khu công nghệ cao được quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2024/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao
1. Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập bao gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao;
b) Đề án thành lập, mở rộng khu công nghệ cao.
...
Theo đó, hồ sơ trình thành lập khu công nghệ cao bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao;
- Đề án thành lập, mở rộng khu công nghệ cao.
Lưu ý:
Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập khu công nghệ cao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?