Vợ khi thừa kế chứng khoán từ chồng thì việc nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như thế nào?
Chứng khoán là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng khoán được hiểu là:
- Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
+ Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
+ Chứng khoán phái sinh;
+ Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Vợ khi thừa kế chứng khoán từ chồng thì việc nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như thế nào?
Các đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì các đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
"Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại ViệtNam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này."
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
...
9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
..."
Căn cứ vào quy định trên, người vợ sẽ phải đóng thuế cho phần thu nhập từ nhận thừa kế của chồng.
Cách xác định tài sản là di sản thừa kế từ đó xác định thu nhập từ nhận thừa kế của người vợ?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
...
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
..."
Bên cạnh đó, theo Điều 210 và Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng như sau:
“Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
và
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, loại trừ trường hợp có thỏa thuận tài sản chung khác thì trước hết di sản thừa kế của người vợ là 50% số cổ phiếu của người chồng đã mất.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, do đó, phần tài sản là di sản của chồng mà vợ được hưởng là một nửa số 20.000 cổ phiếu ACB chia đều cho 03.
Tài sản là di sản thừa kế của người vợ = 50% x giá trị 20.000 cổ phiếu ACB + (50% x giá trị 20.000 cổ phiếu ACB)/3
Làm sao để tính thuế khi nhận thừa kế?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 23. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều này nhân (×) với thuế suất 10%.
..."
Vậy thì công thức tính thuế: TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Trong đó: Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận (theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Như vậy, người vợ sẽ phải đóng thuế cho phần thu nhập từ nhận thừa kế của chồng theo công thức trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn nghị luận về chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa ngắn gọn? Cách viết đoạn văn nghị luận về chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa?
- Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày nào? Việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là những ai theo quy định?
- Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các loại trò chơi điện tử nào?
- Cán bộ công chức viên chức dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển hay tinh giản biên chế?