Vợ chồng sau khi ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì Tòa án ra quyết định gì?
Vợ chồng sau khi ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì Tòa án ra quyết định gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, vợ chồng sau khi ly hôn có nghĩa vụ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Do đó, nếu trong trường hợp vợ chồng sau khi ly hôn nhưng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, pháp luật có quy định về việc giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Khi xem xét quyền lợi về mọi mặt của con cần phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
- Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
- Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên cần phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
- Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
- Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
Vợ chồng sau khi ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì Tòa án có nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Vợ chồng sau khi ly hôn không trực tiếp nuôi con có được quyền đến thăm con không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ và quyền của vợ chồng sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, pháp luật có quy định đối với việc sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Do đó, vợ chồng sau khi ly hôn mà không trực tiếp nuôi con thì sẽ có quyền đến thăm con mà không ai được cản trở.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp lý? Phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ là gì?
- Hướng dẫn lập Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho DN nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hội Liên hiệp Phụ nữ mới nhất? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là gì?
- Thứ 6 ngày 13 có gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm nay có phải là lễ lớn? Năm nay có bao nhiêu thứ 6 ngày 13?
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ 15/12/2024 ra sao?