Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở đâu? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở đâu?
>> Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào?
Căn cứ theo Danh mục di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh giao cho ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị ban hành kèm theo Quyết định 13/2021/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên quy định như sau:
TT | TÊN DI TÍCH | ĐỊA ĐIỂM | GHI CHÚ |
... | ... | ... | ... |
1 | Nhà Tù Chợ Chu | Thị trấn Chợ Chu | |
2 | Nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân | Xã Định Biên | |
3 | Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 | Xã Điềm Mặc | |
4 | Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại Đồi Tin Keo (1948-1954) | Xã Phú Đình | |
5 | Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn tát-nơi Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Na Đình | Xã Phú Đình | |
6 | Địa điểm di tích Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển (1947 - 1949) | Xã Điềm Mặc | |
... | ... | ... | ... |
Như vậy, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở đâu? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Căn cứ Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 có nêu rõ về Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) về Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Như vậy, Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, Ngày 22 tháng 12 hằng năm là Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là ngày hội quốc phòng toàn dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên bán có được quyền giao hàng theo hợp đồng khi bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa không?
- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa thay đổi thế nào sau khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở?
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?