Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
Để biết thêm thông tin:
"Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?"
Tham khảo thông tin dưới đây:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân ủy Trung ương đã triển khai toàn diện các mặt công tác quân sự trên cả hai miền và đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam:
- Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến công hoặc chủ động phản công địch.
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.
- Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não.
- Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây, chia cắt địch.
- Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.
- Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy vận trên quy mô chiến lược.
Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức tại một địa điểm trong vùng giải phóng miền Nam.
Gần 150 chiến sĩ thi đua ưu tú thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tự vệ và dân quân du kích từ Bến Hải đến Cà Mau về dự Đại hội. Tại Đại hội này, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng quân giải phóng, trong đó có 2 phụ nữ (Tạ Thị Kiều và Nguyễn Thị út).
Theo thông tin trên, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian: Từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Thông tin trên cung cấp về: "Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?"
Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 có quy định về Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật.
Như vậy Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật.
Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến ra sao?
Theo Điều 5, Điều 21 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1. Trợ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
4. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Theo đó, chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
- Trợ cấp hằng tháng.
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
- Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 gồm:
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ gộp ngày nghỉ hằng năm 03 năm 01 lần có được không? Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt?
- Mô hình tính toán giá trị nước là gì? Nguyên tắc tính toán giá trị nước trong kế hoạch vận hành thị trường điện gồm những gì?
- Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định nào?
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bao lâu một lần? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi dừng thực hiện vĩnh viễn không?