Việt Nam được phép làm gì trong trường hợp các tàu bay dân dụng quốc tế bay vào khu vực cấm của mình?

Cho em hỏi, hiện nay dịch vụ hàng không rất phát triển và mỗi quốc gia có rất nhiều tàu bay dân dụng vậy nếu các tàu bay này bay vào khu vực cấm của Việt Nam thì chúng ta có thể làm gì trong trường hợp này?

Việt Nam được phép làm gì trong trường hợp các tàu bay dân dụng quốc tế bay vào khu vực cấm của mình?

Căn cứ theo khoản c Điều 9 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 quy định như sau:

"Điều 9. Khu vực cấm
[...] c) Mỗi Quốc gia ký kết có thể buộc bất kỳ tầu bay nào bay vào những khu vực đã nói ở điểm a hoặc b ở trên hạ cánh ngay xuống các cảng hàng không được chỉ định trong lãnh thổ của mình theo các quy định mà Quốc gia này đã ban hành."

Như vậy, Việt Nam có thể bắt buộc bất kỳ tàu bay nào bay vào những khu vực cấm của mình hạ cánh ngay xuống các cảng hàng không được chỉ định trong lãnh thổ của Việt Nam.

Và việc yêu cầu tàu bay hạ hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam được quy định tại Điều 42 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau:

"Điều 42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; quyết định này có hiệu lực ngay.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay thì quyết định này có hiệu lực ngay. Quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh phải được gửi ngay sau đó cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và Cảng vụ hàng không có liên quan.
4. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Giám đốc Cảng vụ hàng không và cơ quan khác có thẩm quyền. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có quyền không thực hiện yêu cầu tàu bay đang bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay và phải báo cáo cho cơ quan ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh.
5. Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay."

Tàu bay

Tàu bay dân dụng (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay ở Việt Nam được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

"Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận."

Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:

Phí, lệ phí và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không
1. Dịch vụ chuyên ngành hàng không bao gồm:
a) Dịch vụ hàng không là dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay;
b) Dịch vụ phi hàng không là dịch vụ cung ứng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay nhưng không thuộc dịch vụ hàng không.
2. Phí, lệ phí chuyên ngành hàng không bao gồm:
a) Phí bay qua vùng trời Việt Nam, phí nhượng quyền khai thác và phí khác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
b) Lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
3. Giá dịch vụ hàng không bao gồm:
a) Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; giá dịch vụ điều hành bay đi, đến; giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; giá phục vụ hành khách; giá bảo đảm an ninh hàng không và giá dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
b) Giá dịch vụ hàng không khác.
4. Giá dịch vụ phi hàng không bao gồm:
a) Giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay;
b) Giá dịch vụ phi hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay.
5. Bộ Tài chính quy định mức phí, lệ phí tại khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
6. Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá dịch vụ tại điểm a khoản 3 Điều này trên cơ sở phương pháp định giá theo quy định của Bộ Tài chính.
7. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định, thực hiện kê khai giá với Bộ Giao thông vận tải.
8. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và thực hiện niêm yết giá theo quy định.

Theo đó, phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không ở Việt Nam được quy định như trên.

4,508 lượt xem
Tàu bay dân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc trả lại tàu bay và các trang bị, thiết bị tàu bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việt Nam được phép làm gì trong trường hợp các tàu bay dân dụng quốc tế bay vào khu vực cấm của mình?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng có thể đăng ký tại nhiều quốc gia thành viên có tham gia chung công ước hàng không dân dụng quốc tế không?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng quốc tế mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì quốc gia nào có trách nhiệm điều tra tai nạn?
Pháp luật
Việt Nam có được phép khám xét tàu bay dân dụng quốc tế khi hạ cánh và khởi hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Chứng chỉ đủ điều kiện bay đối với tàu bay dân dụng quốc tế do Quốc gia khác cấp có giá trị tại Việt Nam không?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng bị lạc đường thì không lưu hàng không sẽ xử lý như thế nào? Tàu bay dân dụng bị chặn trong khu vực trách nhiệm thì các cơ sở ATS phải xử lý ra sao?
Pháp luật
Việc xác định khu vực xả nhiên liệu tàu bay dân dụng sẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nào thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu bay dân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu bay dân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào