Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn?
Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương có trình độ chuyên môn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Viện trưởng và tương đương
1. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp thạc sĩ y học hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y hoặc giám định viên pháp y tâm thần.
Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành y học, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải tốt nghiệp thạc sĩ y học hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp 1 hoặc tương đương trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y hoặc giám định viên pháp y tâm thần.
Để được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải có kinh nghiệm công tác và quản lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Viện trưởng và tương đương
...
2. Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
a) Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị hoặc xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cấp có thẩm quyền;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Vụ hoặc tương đương.
3. Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã giữ chức vụ quản lý cấp phó đơn vị và tương đương từ 01 năm trở lên hoặc đã giữ chức vụ quản lý cấp khoa/phòng và tương đương từ 05 năm trở lên.
Theo đó, người được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải có thời gian giữ chức vụ quản lý cấp phó đơn vị và tương đương từ 01 năm trở lên hoặc đã giữ chức vụ quản lý cấp khoa hoặc phòng và tương đương từ 05 năm trở lên.
Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải có phẩm chất đạo đức và kỷ luật như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Tiêu chuẩn chung
...
2. Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đối với làm; thực hiện công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi; tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh;
- Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
- Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đối với làm;
- Thực hiện công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi;
- Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?