Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?

Cho anh hỏi, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không? tiêu chuẩn chức danh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là gì? - Câu hỏi của anh Hải Quý đến từ Quảng Bình.

Chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bầu?

Căn cứ vào Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không? (Hình từ Internet)

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?

Căn cứ vào Điều 63 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chứ không có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tiêu chuẩn chức danh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm b tiết 2.16 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố. Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Như vậy, ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có những phẩm chất, năng lực nêu sau:

+ Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế;

+ Đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.

+ Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố.

+ Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Viện kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân
Pháp luật
Điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như thế nào? Phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh?
Pháp luật
Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện Bộ luật Dân sự năm 2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn 3854 thế nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định về việc cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản từ 1/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký dự tuyển Công chức làm nghiệp vụ Kiểm sát 2024 tại Đà Nẵng như thế nào? Địa điểm tiếp nhận hồ sơ ở đâu?
Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng công chức tại Đà Nẵng 2024? Chỉ tiêu tuyển dụng là bao nhiêu?
Pháp luật
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có các chức danh nào? Việc quản lý công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày bao nhiêu? Viện kiểm sát nhân dân thực hiện những chức năng nào?
Pháp luật
Khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm thì VKS làm Báo cáo hay Thông báo phát hiện vi phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,262 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào