Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế hiện nay có phải là tổ chức giám định tư pháp công lập hay không?
Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế hiện nay có phải là tổ chức giám định tư pháp công lập hay không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Tổ chức giám định tư pháp công lập
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
a) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y.
Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có con dấu và tài khoản riêng không?
Theo khoản 6 Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Tổ chức giám định tư pháp công lập
...
6. Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có con dấu và tài khoản riêng.
Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế hiện nay có phải là tổ chức giám định tư pháp công lập hay không? (Hình từ Internet)
Chức năng, nhiệm vụ của Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 85/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2020/NĐ-CP) quy định về Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế như sau:
Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế
1. Viện pháp y quốc gia có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;
e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;
g) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;
h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...
Như vậy, Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
- Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;
- Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;
- Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện của nhà máy điện theo Thông tư 20?
- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu bắt buộc phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu? Hoạt động cho phép quá cảnh hàng hóa được quy định thế nào?
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì? NSDĐ sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức nào?
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các quy tắc nào?
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?