Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như thế nào?
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như thế nào?
Căn cứ Công văn 5001/VKSTC-V12 năm 2022, Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như sau:
III. NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (19 nội dung)
(1) Chưa có quy định thời hạn Tòa án gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính?
Trả lời: Vụ 12 sẽ tiếp thu nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất khi sửa đổi các luật này.
(2) Thông tư liên tịch về tố tụng DS, tố tụng HC quy định Viện kiểm sát có 3 biện pháp kiểm sát khi kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng Điều 18 Quy chế 51 có 2 biện pháp, thiếu biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu, cần bổ sung?
Trả lời: Vụ 12 đã tiếp thu và bổ sung trong Quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế 51.
(3) khoản 4 Điều 18 Quy chế 51 quy định "Sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát... và có căn cứ kết luận vi phạm... thì ban hành Kiến nghị”. Như vậy có cần phải ra kết luận trước khi Kiến nghị không?
Trả lời: Đối với hai biện pháp Kiểm sát trực tiếp và Yêu cầu cung cấp hồ sơ thì phải có Kết luận trước khi ban hành Kiến nghị vì đã thực hiện Biện pháp kiểm sát và đối tượng bị Kiểm sát đã thực hiện Yêu cầu. Còn 2 biện pháp khác thì thực hiện kiến nghị khi phát hiện vi phạm.
...
(19) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn xử lý đối với đơn tố cáo có nhiều nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan tư pháp nhưng không có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát.
Trả lời: Hướng dẫn người dân viết tách nội dung tố cáo để gửi đến từng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Xem toàn bộ 19 nội dung giải đáp một số vướng mắc trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp tại đây.
Xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết như sau:
- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.
- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.
- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết như sau:
- Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.
- Đơn khiếu nại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương và các ban đảng Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp chuyển đến thì người xử lý đơn trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản phúc đáp.
- Đơn khiếu nại do Ban tiếp công dân trung ương, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện chuyển đến thì Ban tiếp công dân báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý.
- Đối với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã có quyết định giải quyết nhưng người khiếu nại có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ hoặc Trụ sở tiếp công dân trung ương thì Trưởng Ban tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho các vụ, cục, đơn vị kiểm tra, báo cáo, đề xuất văn bản trả lời công dân hoặc trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hướng xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?