Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ngay trong giai đoạn nào?
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ngay trong giai đoạn nào?
Kiểm sát hoạt động tư pháp được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;
Đồng thời, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được thực hiện trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ngay trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm mục đích gì?
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm mục đích được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thông qua những việc gì?
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân
...
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
...
Theo quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng 09 công tác sau đây:
(1) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
(2) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
(3) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
(4) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
(5) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
(6) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
(7) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
(8) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
(9) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?